Là hoàng đế, hậu duệ Tào Tháo bị con trai Tư Mã Ý o ép khổ nhục, chết cay đắng

Những người yêu Tam quốc đều biết về câu nói nổi tiếng, 'lòng dạ Tư Mã Chiêu người người đều rõ'. Câu nói này dùng để mô tả dã tâm và tham vọng của một người nào đó mà ai trong thiên hạ cũng biết.

Hình tượng hoàng đế nhà Ngụy Tào Mao.

Hình tượng hoàng đế nhà Ngụy Tào Mao.

Sau khi Tào Tháo qua đời năm 220, con trai Tào Phi tiếm ngôi Hán Hiến đế, lập ra nhà Tào Ngụy. Tuy nhiên, càng về sau, các thế hệ nối tiếp họ Tào ngày càng bị nhà Tư Mã lấn lướt, không còn nắm thực quyền. Chính Tào Duệ - con trai Tào Phiđã tạo cho Tư Mã Ý cơ hội cướp ngôi Ngụy.

Năm 251, quyền hành trong triều đình nhà Ngụy bắt đầu rơi vào tay họ Tư Mã. Đến năm 254, do hoàng đế Tào Phương - con trai mộtmột hoàng thân quốc thíchTào Ngụy,có âm mưu chống lại Tư Mã Sư nên bị phế truất. Tư Mã Sư xin ý kiến của Quách Thái hậu, chọn Tào Mao, khi đó mới 14 tuổi lên làm hoàng đế.

Sau khi anh trai Tư Mã Sư qua đời, Tư Mã Chiêu mới bắt đầu thâu tóm quyền lực. Đó là thời điểm hoàng đế nhà Ngụy Tào Mao, hậu duệ Tào Tháo nghĩ đến chuyện giết Tư Mã Chiêu, chấm dứt sự lũng đoạn của họ Tư Mã, nhưng vì sao mọi chuyện không diễn ra đơn giản như vậy?

Hoàng đế nhà Ngụy dám đứng lên chống họ Tư Mã

Theo KK News, kể từ khi lên ngôi hoàng đế năm 14 tuổi, Tào Mao đã thể hiện mình là người xuất chúng. Tào Mao còn nhỏ nhưng hiểu rõ nhà Ngụy khi đó đang bị họ Tư Mã thao túng.

Để khôi phục lại uy thế của họ Tào, Tào Mao đã dùng mọi cách để lấy lòng dân chúng. Hoàng đế nhà Ngụy cho người ra ngoài kinh thành nghe ngóng tình hình, hiểu rõ điều người dân mong muốn, bày tỏ lòng tiếc thương đến gia đình có người thân chết trong chiến trận.

Dĩ nhiên, những hành động đơn phương của Tào Mao không lọt qua mắt anh em nhà Tư Mã. Họ Tư Mã càng ngày càng hống hách, không coi hoàng đế ra gì.

Tháng 1 năm 255, Tư Mã Sư chết tại Hứa Xương. Tư Mã Chiêu đang ở thành Lạc Dương nghe tin bèn về Hứa Xương chịu tang anh.

Nhân cơ hội này, Tào Mao dùng kế định lấy lại binh quyền nên hạ chiếu cho Tư Mã Chiêu ở lại trấn thủ luôn Hứa Xương không cần về Lạc Dương.

Tư Mã Ý và con trai Tư Mã Chiêu. Ảnh minh họa.

Tư Mã Chiêu kháng lệnh, kéo binh về Lạc Dương. Thấy mình yếu thế, Tào Mao đành phong cho Tư Mã Chiêu làm Đại tướng quân phụ mình nhiếp chính.

Quyền hành của Tư Mã Chiêu trong triều ngày một lớn. Năm 258, Chiêu ép Tào Mao phong mình làm Tấn công, ban cửu tích và hưởng thực ấp 6 quận thuộc Tinh châu và 2 quận thuộc Tư châu.

Trước sự chèn ép của Tư Mã Chiêu, Tào Mao không cam chịu. Năm 260, ông cho triệu các đại thần Vương Trầm, Vương Kinh và Vương Nghiệp vào cung bàn kế chống lại Tư Mã Chiêu. Ông nói: “Lòng dạ của Tư Mã Chiêu, người qua đường đều biết. Trẫm không thể bị hắn làm nhục, nên triệu các khanh bàn kế thảo phạt”.

Vương Kinh vội khuyên can: “Tư Mã Chiêu rất đông thủ hạ, mà ngài thì chẳng có quân lính gì, làm như thế chẳng phải là nguy hiểm lắm sao?”

Tào Mao nghe vậy trở nên tức giận: “Không, ta sẽ không đội trời chung với hắn, cuối cùng nhất định một người phải chết”.

Tào Mao nói rồi rút kiếm, đem theo 300 người, đều là thuộc hạ trong cung, kéo đến phủ Tư Mã Chiêu.

Vì sao Tào Mao thất bại trước Tư Mã Chiêu?

Trên đường đi, đoàn xe của Tào Mao bị chặn lại bởi Giả Sung, thuộc hạ của Tư Mã Chiêu cùng với vài ngàn quân lính. Tào Mao thấy vậy bèn xuống ngựa, bước lên trước, nói: “Ta là hoàng đế, các người còn không quỳ xuống nghe lệnh hay sao?”

Tào Mao đích thân rút kiếm xung trận. Thủ hạ của Giả Sung là Thành Tế liền hỏi: “Giờ sao đây, giết hắn hay bắt sống?

Giả sung nói: “Lệnh của Tư Mã Chiêu là giết”. Thành Tế liền đâm chết Tào Mao. Hoàng đế nhà Ngụy qua đời khi mới 20 tuổi.

Tào Mao chết, Tư Mã Chiêu tỏ vẻ hết sức đau lòng, vừa đập đầu xuống bàn vừa khóc.

Hán Vũ Đế là hoàng đế hiếm hoi trong lịch sử Trung Quốc rời bỏ tước vị trong yên bình.

Sau đó thấy nhiều người bất bình việc giết vua, Tư Mã Chiêu theo kế Giả Sung, làm như không biết, bèn bắt Thành Tế trị tội và tru di tam tộc.

Nhưng vì sao Tào Mao không thể nào giết được Tư Mã Chiêu? Theo KK News, Tào Mao ở thời điểm đó giống với tình cảnh của Hán Hiến Đế cuối thời nhà Đông Hán.

Hán Hiến Đế dù bị không ít thế lực chi phối, nhưng trên danh chính ngôn thuận vẫn nắm quyền hơn 30 năm. Dù vậy, đến cuối cùng, Hán Hiến Đế chỉ chấp nhận mất ngôi vào tay Tào Phi, lui về sống cuộc đời an nhàn.

Theo các sử gia Trung Quốc, trường hợp nhường ngôi xong và được may mắn sống trọn vẹn yên ổn tới hết đời như Hán Hiến Đế không có nhiều trong lịch sử Trung Quốc. Phần nhiều các vua bị cướp ngôi đều bị vua mới giết chết. Cuộc nhường ngôi Hán - Ngụy được xem là hiếm có trong lịch sử

Dĩ nhiên, Tào Mao không phải là người biết nhẫn nhịn như Hán Hiến Đế. Nếu như lựa chọn thời cơ tốt hơn, người mà Tào Mao gặp được có thể là Tư Mã Chiêu, chứ không phải Giả Sung.

Theo KK News, người xưa có lời răn dạy rằng, nhẫn nhịn thể hiện bản lĩnh của một người trong đời. Khoan dung không phải là biểu hiện của sự yếu đuối, có tầm nhìn xa là biết hướng đến cái lợi lâu dài, không phải vì tổn thất trước mắt.

Đáng tiếc rằng Tào Mao không vượt qua được thử thách đó, để rồi trả giá bằng chính mạng sống của mình. Tào Mao chết đã dọn đường để Tư Mã Chiêu thâu tóm quyền lực. 5 năm sau, con trai Tư Mã Chiêu là Tư Mã Viêm soán ngôi, chấm dứt nhà Ngụy.

Theo danviet.vn

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/la-hoang-de-hau-due-tao-thao-bi-con-trai-tu-ma-y-o-ep-kho-nhuc-chet-cay-dang/20190607100454472