Kỳ tích đóng tàu tên lửa lớp Molniya của Việt Nam: Nhiệm vụ lịch sử

Tháng 4/2014, Tổng công ty Ba Son đã ghi tên mình vào lịch sử đóng tàu quân sự Việt Nam với dấu mốc quan trọng: Đóng mới thành công 2 tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya (Tia chớp); ghi tên Việt Nam vào bản đồ thế giới về đóng tàu chiến.

Theo Báo Hải quân Việt Nam, việc đóng thành công tàu tên lửa lớp Molniya -Tia chớp (gọi tắt là tàu lớp M), là thành quả của 10 năm chuẩn bị và là nỗ lực của cán bộ, kỹ sư, công nhân Ba Son trong hơn 1.600 ngày đêm làm việc. Ảnh: Cặp tàu tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng bàn giao cho Quân chủng Hải quân vào ngày 27/6/2014. Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.

Theo Báo Hải quân Việt Nam, việc đóng thành công tàu tên lửa lớp Molniya -Tia chớp (gọi tắt là tàu lớp M), là thành quả của 10 năm chuẩn bị và là nỗ lực của cán bộ, kỹ sư, công nhân Ba Son trong hơn 1.600 ngày đêm làm việc. Ảnh: Cặp tàu tên lửa đầu tiên do Việt Nam đóng bàn giao cho Quân chủng Hải quân vào ngày 27/6/2014. Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.

Ngày 28/4/2014, Bộ Quốc phòng chủ trì cuộc bắn nghiệm thu tên lửa cặp tàu lớp Molniya đầu tiên, ký hiệu HQ 377 và HQ 378. Đó là lần đầu tiên Việt Nam bắn thử tên lửa chống hạm trên tàu, mà toàn bộ hệ thống vũ khí đó do người Việt lắp đặt và hiệu chỉnh. Ảnh: Bắn nghiệm thu tên lửa Kh-35 Uran-E của và HQ 378 - Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.

Nhiều người không thể biết, trước đó gần 2 năm, lần đầu tiên trong 88 năm kể từ ngày thành lập, Ba Son đứng trước một thử thách và cũng là cơ hội khẳng định mình: Đóng mới một gam tàu chiến quan trọng với yêu cầu rất cao về hàm lượng kỹ thuật công nghệ, trong khi thời gian rất gấp, nhất là cùng lúc phải đóng 2 tàu. Ảnh: Tàu tên lửa HQ 379 chính thức được đưa vào biên chế Hải quân Việt Nam ngày 24/9/2015 – Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.

Đại tá Thái Văn Chân - Giám đốc Xí nghiệp Vỏ tàu, Tổng công ty Ba Son nhớ lại: “Khi được giao nhiệm vụ thi công phần thân vỏ tàu tên lửa đầu tiên, chúng tôi phải căng mình chạy đua với thời gian. Vì cấp trên yêu cầu hoàn thành phần vỏ tàu chỉ trong thời gian không quá 1 năm khi mà chúng tôi chưa đóng loại tàu này bao giờ”. Ảnh: Tàu tên lửa lớp M HQ 383 của hải quân Việt Nam – Nguồn: Báo Hải quân Việt Nam.

Không có những người đi trước chỉ đường, những kỹ sư và công nhân Ba Son phải mày mò học hỏi, vừa học, vừa làm. Ngay cả thử thách lớn nhất là kỹ thuật gia công hợp kim Titan và đặc biệt là công nghệ hàn hợp kim Titan (vốn được coi là bí mật quốc gia) thì những kỹ sư và công nhân Ba Son vẫn tìm ra được “bí quyết”. Ảnh: Tàu tên lửa lớp M của Hải quân Việt Nam phóng tên lửa chống hạm Kh-35 Uran-E - Nguồn: Báo Nghệ An.

Sau những bỡ ngỡ ban đầu khi đóng cặp tàu tên lửa đầu tiên, đội ngũ kỹ sư, công nhân Ba Son đã rút ngắn được tiến độ thi công các cặp tàu tên lửa còn lại. Ảnh: Tính năng kỹ chiến thuật chính tàu tên lửa lửa lớp M – Nguồn: ANTĐ.

Thậm chí, thời gian để Ba Son đóng cặp tàu tên lửa đầu tiên còn nhanh hơn so với Nga - quốc gia đã sinh ra nó. Nhưng để tạo nên kỳ tích đó, ngoài trí tuệ còn là tâm sức của cán bộ, kỹ sư, công nhân Ba Son âm thầm hy sinh. Ảnh: Tên lửa chống hạm và phòng không tàu tên lửa lửa lớp M – Nguồn: ANTĐ.

Có thời điểm suốt 3 tháng, anh em kỹ sư, công nhân của Công ty làm tăng ca tới 11 giờ đêm. Đến giai đoạn hiệu chỉnh đồng bộ, tích hợp vũ khí có bộ phận làm trắng đêm. Ảnh: Pháo trên tàu tên lửa lửa lớp M – Nguồn: ANTĐ.

Tàu tên lửa lớp Project 1241.8 Molniya được mệnh danh là tia chớp vì sự lanh lẹ cùng khả năng tác chiến đáng sợ. Chúng được thiết kế để tiêu diệt nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các phương tiện mặt nước khác của đối phương. Ảnh: Hệ thống điện tử trên tàu tên lửa lửa lớp M – Nguồn: ANTĐ.

Mặc dù với lượng giãn nước không lớn, nhưng với hỏa lực mạnh, khả năng cơ động cao, phù hợp khi hoạt động ở những vùng nước nông ven bờ, tàu tên lửa lớp M sẽ bổ sung và nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến cho hải quân Việt Nam. Ảnh: Tàu tên lửa lớp M của Hải quân Việt Nam - Nguồn: QPVN.

Trong những năm vừa qua, ngoài việc đóng mới thành công tàu tên lửa lớp M của Tổng công ty Ba Son, các đơn vị đóng tàu thuộc Tổng cục CNQP, như: Nhà máy Z173, Nhà máy Z189, Tổng công ty Sông Thu, Nhà máy X51 (thuộc Tổng công ty Ba Son) còn đóng thành công tàu chở quân, tàu quân y, tàu Cảnh sát biển đa năng DN 2000, tàu tuần tra kết hợp tìm kiếm cứu nạn xa bờ, tàu tìm kiếm cứu nạn tàu ngầm đa năng... Ảnh: Tàu tên lửa 382, 383 trong nghi thức đưa Quốc kỳ và cờ Hải quân Việt Nam về tàu – Nguồn: Độc Lập

Việc đóng thành công các tàu quân sự đã khẳng định trí tuệ, năng lực của những người lính CNQP Việt Nam trong lĩnh vực đóng tàu quân sự hiện đại. Những cột mốc lịch sử đó mở ra triển vọng cho ngành CNQP Việt Nam, hoàn toàn đủ năng lực đóng mới những tàu chiến hiện đại hơn trong tương lai. Ảnh: Cán bộ chiến sĩ lữ đoàn 167 tham gia lễ giao - nhận, thượng cờ - Nguồn:Báo Hải quân Việt Nam

Video Tàu tên lửa tấn công nhanh 1241.8 lớp Molniya của Hải quân Việt Nam - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ky-tich-dong-tau-ten-lua-lop-molniya-cua-viet-nam-nhiem-vu-lich-su-1438493.html