Ký tên ủng hộ thư kêu gọi xây dựng môi trường mạng xã hội an toàn cho mọi trẻ em

Bắt nạt trên mạng xã hội không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Khảo sát toàn cầu của Plan International thực hiện đã chỉ ra rằng có hơn một nửa (58%) em gái từng bị quấy rối và xâm hại trên mạng.

Nghiên cứu cũng cho thấy cho thấy Facebook là nền tảng có nhiều vụ quấy rối xảy ra nhất, với tỉ lệ bị xâm hại lên tới 39%. Tình trạng quấy rối trên mạng cũng hiện hữu trên nhiều nền tảng xã hội khác, có thể kể tới Instagram (23%), WhatsApp (14%), Snapchat (10%), Twitter (9%) và TikTok (6%).

Hướng tới kỷ niệm ngày Quốc tế trẻ em gái (11-10), ngày 6-10 tại đại sứ quán Thụy Điển, Bà Ann Måwe - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Thụy Điển tại Việt Nam trở thành người đầu tiên ký tên ủng hộ thư mở nhằm kêu gọi xây dựng môi trường mạng xã hội an toàn cho mọi trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái.

Đây là bức thư đại diện cho 14,000 em gái tại 22 quốc gia trên toàn thế giới gửi tới Facebook, Twitter, Instagram và Tiktok với thông điệp “Bây giờ là lúc tất cả chúng ta cần hành động để trẻ em gái được #AnToànTrênMạng”.

Bà Sharon Kane - Giám đốc quốc gia tổ chức Plan International cho biết “Kết quả của bài nghiên cứu này có được sau quá trình chúng tôi lắng nghe những chia sẻ của 14,000 em gái tới từ nhiều khu vực trên khắp thế giới. Dù các em sống ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng đáng buồn thay lại đều có chung những trải nghiệm tiêu cực về việc quấy rối và phân biệt”.

Bà Sharon Kane - Giám đốc quốc gia tổ chức Plan International cho biết “Kết quả của bài nghiên cứu này có được sau quá trình chúng tôi lắng nghe những chia sẻ của 14,000 em gái tới từ nhiều khu vực trên khắp thế giới. Dù các em sống ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng đáng buồn thay lại đều có chung những trải nghiệm tiêu cực về việc quấy rối và phân biệt”.

Trong buổi làm việc, bà đại sứ đã gặp lại Phương Anh, 21 tuổi, em gái đã được bà trao quyền làm Đại sứ trong chuỗi sự kiện Trao quyền cho trẻ em gái năm 2019 và Ý Nhi, 18 tuổi, thành viên Ban tham vấn thanh niên của tổ chức Plan International.

Bà Ann Måwe đặc biệt tâm đắc với phần chia sẻ của Ý Nhi về thực trạng bắt nạt trên mạng “Chúng em rất thích sử dụng mạng xã hội, nhưng tại Việt Nam, em và nhiều bạn nhận ra việc tham gia mạng xã hội không còn đơn giản như chúng em đã từng nghĩ. Nhiều bạn chỉ đơn thuần chia sẻ hình ảnh, quan điểm cá nhân nhưng lại nhận được những lời chỉ trích, phê bình rất tiêu cực. Không quá khó hiểu nếu như bây giờ hình ảnh đưa lên mạng được trau chuốt, chỉnh sửa kỹ càng hơn, và có phần khác nhiều so với thực tế. Rất nhiều người không chịu được những lời phán xét, có bạn rơi vào trầm cảm”.

Bắt nạt trên mạng xã hội không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam. Khảo sát toàn cầu của Plan International thực hiện đã chỉ ra rằng có hơn một nửa (58%) em gái từng bị quấy rối và xâm hại trên mạng. Nghiên cứu cũng cho thấy cho thấy Facebook là nền tảng có nhiều vụ quấy rối xảy ra nhất, với tỉ lệ bị xâm hại lên tới 39%.

Tình trạng quấy rối trên mạng cũng hiện hữu trên nhiều nền tảng xã hội khác, có thể kể tới Instagram (23%), WhatsApp (14%), Snapchat (10%), Twitter (9%) và TikTok (6%). Trước thực trạng đáng báo động về vấn đề này, Plan International đang kêu gọi mọi người cùng kí vào một lá thư đề nghị các trang mạng xã hội có những hành động cụ thể, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ em gái trên mạng.

Bà Sharon Kane, giám đốc quốc gia tổ chức Plan International cho biết “Kết quả của bài nghiên cứu này có được sau quá trình chúng tôi lắng nghe những chia sẻ của 14,000 em gái tới từ nhiều khu vực trên khắp thế giới. Dù các em sống ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng đáng buồn thay lại đều có chung những trải nghiệm tiêu cực về việc quấy rối và phân biệt”.

Sau khi nghe những chia sẻ về thực trạng quấy rối trên mạng tại Việt Nam, bà Ann Måwe cũng bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. Bà nhấn mạnh vai trò của cha mẹ và nhà trường là phải bảo đảm an toàn cho các em trên mạng, tuy nhiên vẫn cần tôn trọng không gian riêng tư của các em: “Giống như trong thư, nhiều người lập luận rằng phụ nữ đưa thông tin lên mạng thì đương nhiên phải chuẩn bị tinh thần cho những lời phán xét và chỉ trích. Nhưng tại sao chúng ta không lật ngược lại vấn đề này, rằng mạng xã hội là nền tảng chào đón tất cả mọi người. Phụ nữ và trẻ em gái hoàn toàn có quyền được thể hiện bản thân cũng như quan điểm cá nhân trên đó. Họ xứng đáng được lắng nghe, thay vì nhận những lời chỉ trích, bình phẩm không mang tính xây dựng”.

Đại sứ quán Thụy Điển tại Việt Nam và tổ chức Plan International kêu gọi sự tham gia của mọi người nhằm kiến tạo một môi trường mạng an toàn hơn cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái. Tham gia ký thư tại: https://plan-international.org/vi/toan-tren-mang-cho-tre-em-gai

THƯ MỞ GỬI CÁC CÔNG TY TRUYỀN THÔNG MẠNG XÃ HỘI ĐẠI DIỆN CHO 14,000 EM GÁI

Kính gửi Instagram, Facebook, TikTok và Twitter,

Chúng tôi đại diện cho tiếng nói của 14,000 trẻ em gái từ 22 quốc gia trên toàn thế giới cùng tổ chức Plan International chia sẻ các quan ngại về vấn đề an toàn trên mạng. Chúng tôi đề nghị các bạn đồng hành cùng chúng tôi chấm dứt tình trạng quấy rối trên mọi nền tảng mạng xã hội.

Chúng tôi đều yêu thích sử dụng mạng xã hội. Đó là một phần tuyệt vời của cuộc sống. Mạng xã hội giúp chúng tôi kết nối với bạn bè, chia sẻ ước mơ hoài bão và tạo nên nhiều thay đổi tích cực. Nhưng mạng xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. HÀNG NGÀY, chúng tôi bị quấy rối và bắt nạt trên mạng

Chúng tôi nhận được những lời đe dọa, gây hấn, phân biệt chủng tộc và giới tính. Chúng tôi bị công khai chế giễu ngoại hình. Bạo lực trên mạng hiện hữu trong cuộc sống của mỗi người, để lại hậu quả nghiêm trọng, cản trở trẻ em gái chúng tôi thể hiện các quan điểm của mình.

Đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid ở cấp độ toàn cầu, cuộc sống phụ thuộc nhiều hơn vào môi trường mạng, chúng tôi càng gặp nhiều rủi ro hơn bao giờ hết.

Bạn có biết 50% trong số chúng tôi cảm thấy mình bị tấn công trên mạng nhiều hơn ngoài đời thực? Hậu quả là 42% trong số chúng tôi vĩnh viễn mất đi sự tự tin về chính mình?

Chúng tôi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những nội dung trên mạng. Việc bị chỉ trích đã ảnh hưởng rất nhiều đến hình thành tính cách của chúng tôi. 37% các em gái dân tộc thiểu số bị bắt nạt do nhóm dân tộc và sắc tộc. 56% các em gái LGBTQI+ bị quấy rối vì giới tính.

Mọi người thường bảo: “Nếu không chấp nhận được sự chỉ trích, thì đừng lên mạng xã hội.” Đây không phải là câu trả lời xác đáng. Trẻ em gái không chấp nhận sự thật đáng xấu hổ này và sống trong một xã hội thiếu công bằng. Thế giới cần lên án quấy rối trên mạng ngay bây giờ.

Chúng tôi biết rằng các bạn đang từng bước cải tiến nền tảng mạng xã hội để trở nên an toàn hơn – chúng tôi xin chân thành cảm ơn nỗ lực này của các bạn!

Nhưng tới giờ, thế vẫn chưa đủ!

Các bạn cần đảm bảo với trẻ em gái biết rằng, khi bị đe dọa hay xâm hại trên mạng, các em cần báo cáo và các bạn sẽ có hành động xử lý.

Phương án chúng tôi đề xuất là gì? Hãy trở thành đồng minh! Nói chuyện với chúng tôi! Lắng nghe chúng tôi! Đồng hành cùng chúng tôi phát triển hệ thống báo cáo xâm hại phù hợp với đối tượng trẻ em gái và đảm bảo thủ phạm phải đối mặt với công lý.

Bây giờ chính là lúc chúng ta cần hành động để trẻ em gái được #AnToànTrênMạng.

Chúng tôi chờ lời phản hồi từ phía các bạn…

Thái Phương

Nguồn PL&XH: https://phapluatxahoi.vn/ky-ten-ung-ho-thu-keu-goi-xay-dung-moi-truong-mang-xa-hoi-an-toan-cho-moi-tre-em-212604.html