Ký sự: Về Hà Tĩnh ngược dòng sông La

Sông La được bắt nguồn từ 2 con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố hợp với sông Lam đổ ra biển cả. Nơi khởi nguồn dòng sông đã để lại biết bao nhiêu giá trị cảnh đẹp của vạn vật và huyền tích trên mảnh đất địa linh hồi ấy.

Lắng đọng dòng sông

Sông La kéo dài chừng khoảng 15km điểm đầu từ huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) kéo dài tới huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) rồi hợp dòng sông Lam đổ ra biển cả. Trải dài bên bờ vực giữa hai tỉnh Nghệ An - Hà Tĩnh nên dòng sông này đã và đang ẩn giấu nhiều tiềm năng du lịch trải nghiệm chưa được khai thác.

Thực tế trên dòng sông La chúng tôi cảm nhận dòng sông hầu như không có khúc nào thẳng. Từ điểm giáp ranh giữa 3 huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ tạo nên dòng La ôm lấy một vùng đất địa linh người quê thường gọi là làng Yên Hạ (thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ) nơi đã sinh ra đồng chí Trần Phú một nhà nho yêu nước. Tạo mình theo sóng lượn dòng La tuôn chảy như một con rồng luồn mình dưới cây cầu Thọ Tường ôm ấp 7 xã ngoài đê La Giang rồi mới nhập vào dòng Lam.

Sông La ngoài việc được ghi vào sử sách như câu hát, câu thơ thì nó đang hiện hữu những bãi tắm mát, một kho báu về khoáng sản và là nơi hội tụ nhiều sinh vật hải sản ngao hến, rươi… khiến nhiều người biết đến sông La lắng đọng trong làng quê chứa rất nhiều giá trị văn hóa ẩm thực độc đáo.

Toàn cảnh dòng sông La

Toàn cảnh dòng sông La

Xuyên suốt chừng 15 đến 20 km, sông La gắn với núi rừng và con người Đức Thọ, làm nên một huyện Đức Thọ “gạo trắng nước trong”, khiến cho nhiều văn nghệ sĩ đi qua đều bật lên nhiều cảm xúc. Như nhạc sĩ Doãn Nho là một Đại tá quân đội đã sáng tác ra tác phẩm Người con gái sông La “Người con gái quê ta, đôi mắt trong tựa ngọc/Đôi giọt nước sông La, thương như trời quê ta/Em dõi theo từng ngày, đếm từng loạt bom rơi/Cho bom nổ bên tai, em vẫn đứng giữa trời…”.

Dòng La nơi hội tụ 3 nguồn sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La bao trùm cảnh vật, núi ngự đã tạo nên một vùng đất học Tùng Ảnh, đóng góp cho đất nước nhiều danh nhân, chí sĩ, nhà khoa học nổi tiếng. Trong đó có nhà văn hóa Bùi Dương Lịch, chí sĩ Phan Đình Phùng, nhà cách mạng Trần Phú, luật sư Phan Anh, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến v.v… cùng hàng trăm vị giáo sư, tiến sĩ thuộc nhiều lĩnh vực khác.

Cùng với việc bồi đắp của dòng sông, nơi đây đã nuôi nấng những người con tài hoa trong học hành khoa cử. Sông La còn sản sinh ra những bàn tay, khối óc tài hoa trong lao động hình thành lên những làng nghề truyền thống như làng nón, làng dệt lụa chợ Hạ. Làng nghề đan lát, cào hến ở Trường Sơn. Làng đóng thuyền Trường Xuân.

Địa linh đầu ngọn nước

Trên mảnh đất ấy không thể không nhắc đến Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta, đồng chí Trần Phú được bầu giữ chức Tổng Bí thư vào tháng 10/1930. Ngay lúc này phong trào cách mạng nước ta có những bước phát triển mới, trung ương Đảng triển khai nhiều chủ trương quan trọng, do có kẻ phản động khai báo đồng chí Trần Phú đã bị địch bắt ngày 18/4/1931 lúc này đồng chí mới 27 tuổi đời.

Trong chốn lao tù, kẻ địch dùng nhiều cực hình tra tấn dã man nhưng ông luôn giữ vững khí thiết người cộng sản không hé lộ bí mật hoạt động của Đảng ta. Trước lúc hi sinh đồng chí đã nhắn gửi lời tới đồng bào “hãy giữ vững chí khí chiến đấu”.

Khu lưu niệm cố tổng Bí thư Trần Phú nằm trên núi Quần Hội, dưới có bến Tam Soa

Mãi đến tháng 1/1999, hài cốt của ông được di dời về quê hương. Được Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền, bà con nhân dân địa phương tổ chức trọng thể lễ truy điệu và an táng tại núi Quần Hội, dưới có bến Tam Soa, hướng ra nơi hợp nhau của hai nhánh sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố tuyệt đẹp, mặt ngoảnh về hướng đông, nơi có thể nhìn sang phía bên kia là dãy Thiên Nhẫn điệp trùng soi bóng xuống dòng La Giang.

Từ đây, huyện Đức Thọ có thêm quần thể khu di tích gồm nhà lưu niệm và khu lăng mộ đồng chí Trần Phú có ông bà nội, song thân và người em trai Trần Ngọc Doanh của ông tại xã Tùng Ảnh để giáo dục các thế hệ thanh, thiếu niên Hà Tĩnh cùng với đó du khách thập phương có thể đến với “địa chỉ đỏ” này, tưởng nhớ một người con ưu tú của quê hương Đức Thọ, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chiến sĩ cộng sản kiên trung.

Nơi cội nguồn sông La, có sông Ngàn Sâu trải dài từ huyện Hương Khê qua huyện Vũ Quang đổ về sông La nơi đây người dân luôn ghi nhớ, nhớ ơn nhà lãnh tụ cách mạng trong phong trào Cần vương vùng Nghệ Tĩnh chính là nhà cách mạng Phan Đình Phùng. Ông là người làng Đông Thái, xã Tùng Ảnh.

Tượng đài Phan Đình Phùng được xây dựng tại huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh

Năm 1895, Pháp điều Nguyễn Thân đến phối hợp với công sứ Nghệ An là Duvillier đem 3000 lính đi đàn áp cuộc khởi nghĩa Hương Khê. Quân chủ lực của Phan Đình Phùng bị đối phương bít đường tiếp vận, nên vũ khí, lương thực, quân số đều thiếu thốn, khó bù đắp.

Ngày 17/10/1894, Phan Đình Phùng đã tập hợp lực lượng, đánh thắng một trận lớn, đối phương mất nhiều vũ khí và bị chết rất nhiều. Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng, rồi hy sinh vào ngày 28/12/1895.

Để nhớ ơn nhà cách mạng tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định cho xây dựng công trình tượng đài Phan Đình Phùng và nghĩa quân tại núi Động Voi (thuộc tổ dân phố 3, thị trấn Vũ Quang, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh).

Tấn Phát - Cẩm Kỳ

Thủ tướng Chính phủ xếp hạng bảy di tích quốc gia đặc biệt

Nguồn Doanh Nhân VN: https://doanhnhanvn.vn/ky-su-nguoc-dong-song-la-24920.html