Kỷ niệm 19 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam

19 năm thành lập là 19 năm Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam làm được những điều không thể, từ 'đôi bàn trắng' đi lên để bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam.

Ông Nguyễn Thế Phiệt – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Ông Nguyễn Thế Phiệt – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, phát biểu tại lễ kỷ niệm.

Lễ Kỷ niệm 19 năm thành lập Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam (Trung tâm) diễn ra trong thời tiết đẹp, tại Bắc Ninh. Lãnh đạo Trung tâm và các nhà khoa học, nghệ sĩ đã tề tựu trong buổi gặp mặt là những “mái đầu bạc” – chính họ là một trong những người gây dựng nên Trung tâm lớn mạnh như ngày hôm nay.

.

Ông Nguyễn Hoàng Mai - Chánh Văn phòng Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam

Những người vì tuổi tác, sức khỏe không đến được đã gửi hoa và lời chúc mừng. Ông Nguyễn Hoàng Mai - Chánh Văn phòng Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, mở đầu lễ kỷ niệm: Hôm nay ôn lại 19 năm ra đời Trung tâm, những người không đến dự đã gửi lời chúc mừng. Chúng ta biết ơn những người đã mất, họ là một trong những người dựng xây nên trung tâm. Sang năm là tròn 20 năm ra đời.

Đại tá Nguyễn Quốc Trường – Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội

Những năm qua, Trung tâm là nơi tề tựu của những nhà khoa học, nghệ sĩ uy tín. Ở đây, họ đã phát huy khả năng của mình, chung tay nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc.

Ông Nguyễn Thế Phiệt – Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, đã đi lại lịch sử Trung tâm, cũng như có những đánh giá, khái quát chung những gì mà Trung tâm làm được trong những năm qua, đồng thời cũng nói lên những khó khăn gặp phải.

Trung tâm là nơi quy tụ nhiều tài năng của đất nước, với các đơn vị trực thuộc uy tín, tổ chức nhiều hội thảo, chương trình về các lĩnh vực văn hóa thu hút hàng trăm Giáo sư, Tiến sĩ, nhà báo tham gia, được dư luận chú ý: như về Đào Phúc Lộc; Đề án Văn hóa giao thông; về Đào Tấn, về Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Nhà báo – Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa.

Ngoài ra, Trung tâm còn có hai cơ quan ngôn luận là Tạp chí Điện tử Văn hiến Việt Nam (vanhien.vn), và Tạp chí Văn hiến Việt Nam, với các bài nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là Tạp chí Điện tử Văn hiến Việt Nam với lượng bạn đọc ngày càng lớn, đi đúng tôn chỉ, mục đích.

Đại tá Nguyễn Quốc Trường – Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội, cho biết: Tên của Trung tâm là Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và Phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam, cái tên như vậy là đầy đủ, và nói ra những việc mà Trung tâm đã làm trong 19 năm qua. Trung tâm đã được các nhà khoa học, các nghệ sĩ chèo lái đến ngày hôm nay với niềm đam mê, nỗ lực cho văn hóa dân tộc, tôi thật sự khâm phục.

NSND Thúy Mùi

Nhà báo – Nhà nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa thì nhắc lại kỷ niệm những ngày đầu ra đời Trung tâm, và ông luôn biết ơn những người đã có công gây dựng. Ông nói sắp tới đây, Trung tâm sẽ tổ chức các chương trình văn hóa lớn và mong được sự đồng hành của nhiều người.

Nhà báo Phạm Đức Lượng.

NSND Thúy Mùi không khỏi xúc động: Tôi không phải là người thuộc Trung tâm, nhưng luôn theo dõi các hoạt động của Trung tâm. Trung tâm luôn làm được những điều vĩ đại. Là các nghệ sĩ, các nhà khoa học, nhưng ở ta phải bươn chải nhiều. Tôi cảm phục các nhà khoa học, nghệ sĩ của Trung tâm.

Chụp ảnh kỷ niệm.

Kết thúc buổi lễ, ông Nguyệt Thế Phiệt cho biết, tới đây, khi kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Trung tâm, sẽ có những chương trình văn hóa ý nghĩa, xứng tầm.

Vũ Gia Hà

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/ky-niem-19-nam-thanh-lap-trung-tam-nghien-cuu-bao-ton-va-phat-huy-van-hoa-dan-toc-viet-nam-69653