Kỹ năng gia nhập thị trường toàn cầu

Để phát triển mối quan hệ, quyết đoán là yếu tố hàng đầu, nhưng sự quyết đoán không có nghĩa là tỏ thái độ hung hăng, kiêu ngạo hay thù địch.

Quy tắc khuôn mẫu cho những quy trình nội bộ đến các mối quan hệ bên ngoài dường như đang thay đổi từng ngày. Thích ứng nhanh với những thay đổi này trong cuộc chơi toàn cầu hóa cần có những kỹ năng thực sự.

Nhờ sự phát triển của những kết nối tức thời thông qua internet mà các đối tác toàn cầu và đối thủ cạnh tranh không còn như ngày trước ta vẫn nghĩ. Do đó, chúng ta cần phải tương tác và thích ứng có hiệu quả hơn.

Xây dựng mối quan hệ

Xây dựng mối quan hệ là nền tảng cho cách thức mà chúng ta làm việc hàng ngày. Một mạng lưới chuyên nghiệp là điều rất quan trọng để tồn tại trong một thị trường toàn cầu không ngừng thay đổi.

Suy cho cùng, thành công của mỗi tổ chức được xây dựng dựa trên sự hợp tác và thông qua con người với nhau. Internet đã cho phép chúng ta kết nối với những mối liên hệ trên toàn thế giới. Tiếc rằng, những mối liên hệ này có thể không khác gì ngoài một danh sách hàng loạt cái tên. Về mặt bản chất, mối quan hệ là sự gắn bó về mặt cảm xúc hay tình cảm thân thiết xuất phát từ sự đồng điệu và tin cậy lẫn nhau. Vì vậy, cần xây dựng quan hệ trở thành một kỹ năng.

Để phát triển mối quan hệ, quyết đoán là yếu tố hàng đầu, nhưng sự quyết đoán không có nghĩa là tỏ thái độ hung hăng, kiêu ngạo hay thù địch.

Kích thích tò mò để sáng tạo

Đây là kỹ năng quan trọng thứ hai. Tò mò có thể trở thành một kỹ năng phục vụ cho việc thúc đẩy sự đổi mới cần thiết. Khi chúng ta chỉ quen với cách thức truyền thống, cơ hội bứt phá sẽ bị giới hạn. Để thích ứng với môi trường đang thay đổi, chúng ta cần phải tò mò về những phương thức mới để đạt được những mục đích mới.

Thách thức đối với nhà quản lý là khơi dậy ngọn lửa tò mò bằng cách trở thành người truyền đạt kiến thức thực tiễn. Để thổi bùng ngọn lửa tò mò, cần tạo nên một văn hóa có thể

kích thích sự sẵn lòng học hỏi và nhấn mạnh một sự không sẵn lòng để chấp nhận những cách làm thông thường. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhân viên tò mò về những ý tưởng mới. Ngoài ra, cần khuyến khích học hỏi những cách thức mà công việc đó được thực hiện ở những nơi khác nhau.

Tham vọng tạo niềm phấn khích

Tham vọng có liên quan mật thiết với khả năng cải thiện hiệu suất công việc và môi trường làm việc. Điều này có thể phụ thuộc vào đặc điểm tính cách của mỗi người, nhưng có thể trở thành một kỹ năng dưới sự lãnh đạo đúng đắn.

Áp dụng tham vọng có hiệu quả cho phép một cá nhân bắt được ý tưởng mới, tạo ra một bản kế hoạch hành động cho việc thực thi các ý tưởng ấy và nỗ lực để kế hoạch tiếp tục phát triển. Đây không bao giờ là con đường ít chông gai mà sẽ dễ gặp nhiều người bất đồng quan điểm và dèm pha nhất.

Tham vọng là động lực để làm mọi thứ tốt hơn, giúp nhân viên thăng tiến, hoặc giúp cải tiến mọi thứ trong một lĩnh vực công việc cụ thể. Tuy nhiên, những nhà lãnh đạo phải tận dụng tham vọng của nhân viên mà không cần phải đặt ra một khuôn mẫu, thì mới thành công.

Tâm quan trọng của giao tiếp

Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những thất bại trong việc giao tiếp của tổ chức đã xảy ra khi giao tiếp trở thành đối thoại một chiều. Những ý tưởng được đặt ra, nhưng hầu như không có sự cân nhắc về hình thức của việc lắng nghe hay quan tâm về những phản hồi. Lắng nghe có chọn lọc là điều ngăn cản bất kỳ ý tưởng nào được cho là mối đe dọa cho thông điệp muốn truyền tải. Giao tiếp diễn ra tốt nhất khi nhà quản lý học cách chia sẻ thông tin đúng đắn và hiệu quả.

Nhiều khi, những người lãnh đạo chờ cho đến khi có tất cả các câu trả lời trước khi họ chia sẻ quan điểm về sự thay đổi. Bởi vì tốc độ của sự thay đổi rất nhanh, nếu chỉ trông chờ vào việc giao tiếp, thì doanh nghiệp sẽ không bắt nhịp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Hơn nữa, nếu chỉ giao tiếp, có thể dẫn đến việc đánh mất lòng tin, giảm sự tò mò và tham vọng.

Giải quyết mâu thuẫn

Sự không chắc chắn có thể dẫn đến mâu thuẫn khi nhân viên cố gắng định vị bản thân trong tổ chức và tránh sự dịch chuyển sang một vị trí khác. Những người phát triển những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn định vị họ là những thành viên hiệu quả trong đội nhóm và là những đối tác toàn cầu năng động.

Mục đích của chúng ta không phải là bàn luận tất cả các bước cần thiết để giải quyết mâu thuẫn có hiệu quả. Điều mà chúng ta nên hiểu đó là mâu thuẫn gay gắt trong một bối cảnh kinh doanh thường mang lại kết quả tiêu cực. Những phản ứng to tiếng và sự đe dọa chỉ làm giảm hiệu quả của nhóm. Ở một góc nhìn khác, những phản ứng tức giận một cách bị động cũng có thể làm giảm hiệu quả đội nhóm. Điều này thực sự đúng khi làm việc với đội ngũ toàn cầu, nơi mà sự tương tác rất đa dạng. Lời khuyên tốt nhất đó là học hỏi nhiều nhất có thể về những động lực của những kỹ năng tương tác với con người và làm sao để gắn kết hiệu quả các mối quan hệ.

Nguyễn Trịnh Khánh Linh,Chủ Tịch, Tổng giám Đốc Dale Carnegie Việt Nam

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/ky-nang-gia-nhap-thi-truong-toan-cau-151459.html