Kỹ năng ăn uống đúng chuẩn của người lịch sự

Bạn cần ghi nhớ nhiều 'thủ tục' để trở thành một người lịch lãm trong các bữa ăn, nhất là khi dự tiệc. Những hành động như ăn mặc xuề xòa, không hợp chủ đề cần tuyệt đối tránh.

Khi nhận được lời mời dự tiệc, bạn cần trả lời trong 24 giờ hoặc 72 giờ (nếu có lý do chính đáng). Một lời hồi đáp dù chậm trễ vẫn lịch sự hơn nhiều việc im lặng. Nếu bị dị ứng thực phẩm, bạn cần thông báo trước thay vì yêu cầu đổi thực đơn khi đã bắt đầu tiệc. Trong trường hợp nhận lời nhưng có việc đột xuất tới muộn, bạn cần thông báo để chủ tiệc khỏi lo lắng. Ảnh: Alamy.

Khi nhận được lời mời dự tiệc, bạn cần trả lời trong 24 giờ hoặc 72 giờ (nếu có lý do chính đáng). Một lời hồi đáp dù chậm trễ vẫn lịch sự hơn nhiều việc im lặng. Nếu bị dị ứng thực phẩm, bạn cần thông báo trước thay vì yêu cầu đổi thực đơn khi đã bắt đầu tiệc. Trong trường hợp nhận lời nhưng có việc đột xuất tới muộn, bạn cần thông báo để chủ tiệc khỏi lo lắng. Ảnh: Alamy.

Món quà khi đến dự tiệc là điều cần thiết. Bạn không nên chọn những thứ có thể chia sẻ ngay trong bữa tiệc. Thay vào đó, lẵng hoa hay chai rượu sẽ là những phương án hợp lý hơn. Nếu sống ở Nhật Bản, bạn cần đưa quà cho chủ tiệc bằng cả hai tay để tỏ rõ sự tôn trọng. Ảnh: Getty.

Vấn đề ăn mặc cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Bạn nên phân tích mục đích buổi tiệc, kiểu nhà hàng (Á, Âu...) để đưa ra lựa chọn phù hợp. Việc tự ý đưa thêm người (vợ, con, họ hàng...) là điều thiếu lịch sự. Câu hỏi về danh tính những vị khách khác cũng không nên được đề cập. Ảnh: Getty.

Các buổi tiệc là dịp để giao tiếp. Những người tham gia cần trò chuyện nhiều hơn thay vì chăm chú vào điện thoại. Thiết bị di động nên để ở chế độ im lặng hoặc rung. Bạn không nên tạo cảm giác những người xung quanh còn không đáng quan tâm bằng chiếc điện thoại. Ảnh: Getty.

Bạn nên sử dụng dao, dĩa tối đa trong mọi trường hợp. Nếu không có, bạn cần lấy thêm khăn lau trước khi bốc ăn và tuyệt đối không mút ngón tay. Trong trường hợp bắt tay chào hỏi, nhiều người sẽ không vui nếu chạm phải bàn tay nhớp nháp mỡ lợn, muối, nước olive... Việc nói to trong không gian chung cũng là tối kỵ. Bạn cần tôn trọng cuộc trò chuyện của những người xung quanh. Ảnh: Getty.

Khăn ăn cần đặt ngay lên đùi sau khi ngồi xuống. Những chiếc khăn có nhiệm vụ lau và tránh thức ăn rớt ra. Bạn không nên buộc khăn quanh ngực, tạo thành hình cái yếm nhìn phản cảm. Nếu cần lau miệng, bạn cần cuốn phần nhỏ chiếc khăn bằng ngón trỏ và chấm chỗ bẩn. Việc cầm cả chiếc khăn lên lau trông khá mất lịch sự và khó sử dụng lại. Ảnh: Getty.

Bạn chỉ nên lấy phần nhỏ món ăn (hoặc vừa phải) vì còn nhiều người khác, đồng thời tránh trường hợp đồ không hợp khẩu vị. Việc cho thêm mắm muối khi chưa nếm có thể xem như hành động thiếu tôn trọng công sức của người nấu. Bạn cần nuốt hết trước khi ăn thêm. Hình ảnh thức ăn đầy mồm sẽ khiến nhiều người nhìn bạn với ánh mắt khó chịu. Ảnh: Getty.

Ăn uống phát ra tiếng (trừ khi ăn ramen ở Nhật) được xem là hành động thiếu lịch sự. Điều này tương tự khi ợ hơi hay xì mũi. Bạn phải nhớ che miệng nếu ho hoặc hắt hơi. Câu "Xin lỗi, tôi sẽ quay lại ngay" tốt hơn là "Đợi tôi đi vào nhà vệ sinh". Ảnh: Getty.

Khi ăn, bạn phải ngồi thẳng lưng. Khuỷu tay cần được bỏ ngoài bàn ăn để tránh làm phiền người ngồi cạnh và bẩn quần áo của mình. Trong trường hợp trò chuyện sau bữa tối, bạn có thể đặt khuỷu tay lên bàn. Tuy nhiên, việc này cũng không được khuyến khích. Ảnh: Getty.

Trước khi rời đi, bạn cần tới tạm biệt chủ tiệc kèm theo cái bắt tay. Việc lặng lẽ ra đi bị xem là thiếu lịch sự với người đã mời mình dự tiệc. Ảnh: Getty.

Mì trứng nấu rượu whisky giá chưa tới 30 USD Một nhà hàng ở Nhật Bản đã biến tấu ra món ramen với nước dùng là rượu whisky. Hương vị đặc biệt cùng kỹ thuật pha chế như các bartender khiến thực khách đến đây thích thú.

Anh Tú
Tổng hợp

Nguồn Znews: https://news.zing.vn/ky-nang-an-uong-dung-chuan-cua-nguoi-lich-su-post1001730.html