Kỳ lạ rắn giun siêu tí hon 'không chồng mà chửa' ở Việt Nam

Có ngoại hình giống hệt giun đất nhưng rắn giun tí hon lại sở hữu cái lưỡi chẻ đáng sợ đặc trưng của loài rắn, đặc biệt có khả năng sinh sản không cần con đực.

Thoạt nhìn, không ít người lầm tưởng đây là một con giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Trong số những loài rắn ở Việt Nam, có lẽ loài rắn giun tí hon này là đáng chú ý nhất, không chỉ bởi sự quý hiếm mà còn bởi cấu tạo cơ thể, ngoại hình, đặc điểm sinh sản chẳng giống ai.

Thoạt nhìn, không ít người lầm tưởng đây là một con giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Trong số những loài rắn ở Việt Nam, có lẽ loài rắn giun tí hon này là đáng chú ý nhất, không chỉ bởi sự quý hiếm mà còn bởi cấu tạo cơ thể, ngoại hình, đặc điểm sinh sản chẳng giống ai.

Loài rắn bé xíu này có tên khoa học là Ramphotyphlops braminus là một loại bò sát thuộc họ Rắn giun, có ngoại hình rất giống với loài giun đất thường gặp với đầu tròn, có màu nâu bóng.

Tuy nhiên nếu nhìn kỹ sẽ thấy cơ thể của rắn giun có vảy và không phân đốt, có một đôi mắt nhỏ xíu trên đầu, và đặc biệt là có chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng lúc nào cũng thè ra đáng sợ của loài rắn.

Rắn giun không quá quý hiếm, có thể được bắt gặp tại nhiều nơi ở Việt Nam, từ miền Bắc cho tới miền Nam, thậm chí là ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM.

Rắn chủ yếu sống ở các khu vực ẩm ướt, gần các tổ kiến, ổ mối bởi thức ăn chủ yếu của chúng là các ấu trùng, trứng... của kiến, mối.

Loài rắn siêu tí hon kỳ lạ này còn được gọi là rắn mù bởi chuyên sống dưới mặt đất, các đống đổ nát hoặc củi mục. Tuy có mắt nhưng mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực nhưng vẫn cảm nhận được cường độ ánh sáng.

Trong số các loài rắn ở Việt Nam, sinh vật này được gọi là rắn ''không chồng mà chửa'', bởi chúng có khả năng sinh sản đơn tính.

Giun đất đẻ mỗi lần khoảng 8 trứng mà không cần đến giun đực. Đặc biệt, trong kiểu sinh sản không cần thụ tinh này, tất cả trứng nở ra đều là con cái.

Ngoài Việt Nam, rắn giún siêu tí hon còn xuất hiện ở Thái Lan, bán đảo Malaysia, và Singapore. Nó cũng được phát hiện có sinh sống ở Châu Phi, vùng Trung Đông, các vùng còn lại của châu Á nhiệt đới và một số khu vực của châu Á có khí hậu ôn hòa.

Số lượng loài rắn này hiện tại tương đối ít. Theo các nhà khoa học, có lẽ do đặc điểm sinh tồn riêng và sự sinh sản đơn tính chứ không hẳn do các hoạt động của con người.

Nhìn xa chẳng ai nghĩ rằng đây là một con rắn.

Loài rắn siêu tí hon càng trở nên bé nhỏ khi đặt trên tay con người.

Thu trăm triệu/năm với nghề nguy hiểm: Nuôi rắn hổ mang. |VTC16

Mộc Nhiên

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/ky-la-ran-giun-sieu-ti-hon-khong-chong-ma-chua-o-viet-nam-1410161.html