Kỳ lạ máy bay ném bom Mỹ có cả nhà bếp, phòng ăn

Dù được trang bị khoang lái, nhà vệ sinh và cả nhà bếp, phòng ăn không thua kém gì các máy bay thương gia hạng sang, thế nhưng mẫu máy bay ném bom này lại không lọt vào 'mắt xanh' của Lầu Năm Góc.

Khi mà người Nga tới thế kỷ 21 mới loay hoay lắp nhà vệ sinh lên xe tăng T-14 Armata thì người Mỹ đã từng lắp hẳn nhà bếp lên máy bay ném bom từ thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Chiếc máy bay ném bom tầm xa đầu tiên và duy nhất đến hiện tại có hẳn nhà bếp đó là máy bay ném bom tầm xa XB-19 do Douglas thiết kế và sản xuất. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Dù có thiết kế cực kỳ "thượng đẳng" so với các loại máy bay ném bom cùng thời, chỉ duy nhất một chiếc XB-19 được sản xuất và nó chưa bao giờ được gia nhập biên chế của quân đội Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Chiếc máy bay ném bom này có chiều dài tổng cộng 40,2 mét và sải cánh rộng tới 64,6 mét - biến nó thành một trong những loại máy bay ném bom lớn nhất thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Khi còn nằm trên giấy từ những năm giữa thập niên 30, máy bay XB-19 được coi là tương lai của các loại máy bay ném bom hạng nặng. Tuy nhiên do thời gian hoàn thiện quá dài, tới năm 1941 chiếc máy bay này mới hoàn thành và khi đó nghiễm nhiên, XB-19 đã trở nên lỗi thời. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Thiết kế vượt thời đại của máy bay ném bom XB-19 bao gồm mũi máy bay làm bằng kính, sải cánh được đặt thấp so với thân máy bay và hệ thống càng đáp ba bánh có khả năng thu vào. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Những đặc điểm này sau đó gần như đã xuất hiện trên mọi loại máy bay ném bom ra đời vào Chiến tranh Thế giới thứ hai - khiến cho XB-19 không còn dành được sự quan tâm của giới tướng lĩnh Mỹ. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Tầm bay tối đa của chiếc máy bay hạng nặng này lên tới 6800 km khi mang đầy bom và có thể lên tới 12.500 km khi bay không tải. Điều này khiến cho trên chiếc XB-19 không chỉ có nhà vệ sinh mà thậm chí còn được thiết kế cả nhà bếp để kíp chiến đấu "ăn ngủ" tại chỗ trong những hành trình dài ngày. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Vì tốc độ tối đa của XB-19 chỉ có 426 km/h, một chuyến bay dài 10.000 km của nó có thể tốn tới một ngày nên các kỹ sư nghĩ rằng nhà bếp là thứ cần thiết chi kíp lái. Tuy nhiên nhiều người lại cho rằng, không có lý do gì mà phi công không ăn được đồ hộp trong chỉ duy nhất một ngày bay như vậy. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Hoặc cũng có thể, XB-19 có thân máy bay quá rộng và thừa quá nhiều không gian nên các kỹ sư thiết kế đã ưu ái cho nó một nhà ăn hạng nhất sau khi đã "nâng chuẩn" trang bị bên trong chiếc máy bay này lên hàng năm sao so với các loại máy bay ném bom cùng thời. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

XB-19 mang được tối da 8,5 tấn bom - một con số khá ấn tượng nhưng những thứ khiến phi công tiếc nuối nhất đó là chiếc máy bay có thiết kế khoang lái xịn ngang máy bay chở khách loại thượng hạng này chưa từng được sản xuất và trang bị hàng loạt. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Nguyên mẫu duy nhất tồn tại tới năm 1946 trước khi bị cho ra bãi rác cùng hàng trăm nghìn máy bay lỗi thời khác sau khi Chiến tranh Thế giới thứ hai kết thúc. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.

Mời độc giả xem Video: Siêu máy bay Fiat do Italia thiết kế thời Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ky-la-may-bay-nem-bom-my-co-ca-nha-bep-phong-an-1202710.html