Kỳ lạ loại 'robot đầu bếp' có khả năng chế biến xong bát mỳ trong vòng 45 giây

Một công ty công nghệ của Singapore vừa chế tạo ra 'robot đầu bếp' có khả năng chế biến xong một bát mỳ nóng chỉ trong vòng 45 giây.

Robot kể trên có tên gọi là Sophie. Con robot này có thể chế biến món mỳ từ tất cả các khâu như chần mì, thêm tôm và súp dừa cay. Điều đặc biệt là tất cả các công đoạn đều được thực hiện một cách chuẩn xác với tốc độ khoảng 80 bát/giờ.

Nói về “robot đầu bếp”, anh Paul Yong, một khách hàng được mời tham dự sự kiện do Orange Clove - nhà hàng đã phối hợp cùng một công ty của Singapore phát minh và chế tạo ra robot phục vụ trên, bày tỏ cảm tưởng: "Thật tuyệt vời, tôi muốn nói rằng không có sự khác biệt giữa món ăn do con người hay robot tạo ra".

Trợ lý Giám đốc bán hàng của Orange Clove, Tan Tun Lim cho biết thêm, robot sẽ cho phép các đầu bếp cắt giảm các công việc lặp đi lặp lại để tập trung vào việc tìm hiểu nhu cầu của khách hàng.

Theo ông Tan, ngoài việc chế tạo một robot phục vụ một trong những món mỳ được ưa thích nhất của Singapore, Orange Clove đang nghiên cứu chế tạo một robot khác để chế biến món xào và súp.

Chỉ cần 45 giây, robot Sophie có thể chế biến xong một bát mỳ nóng hổi.

Chỉ cần 45 giây, robot Sophie có thể chế biến xong một bát mỳ nóng hổi.

Liên quan tới việc phát triển robot phục vụ đời sống, vừa qua, các nhà khoa học thuộc Đại học Quốc gia Singapore cũng đã phát triển thành công loại robot có hình dạng và cách di chuyển giống cá đuối với tên gọi MantaDroid. MantaDroid là robot mô phỏng cá đuối đầu tiên chỉ sử dụng chuyển động linh hoạt của hai vây để bơi giống như cách bơi tự nhiên của cá đuối. Mỗi vây của nó đều có một động cơ, được gắn vào phần thân phẳng và dẹt.

Robot này có hai bánh sau, được tích hợp rất nhiều cảm biến nhằm sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như nghiên cứu đa dạng sinh học biển, đo các dữ liệu thủy văn và thực hiện hoạt động tìm kiếm.

MantaDroid có thể bơi với tốc độ 0,7m trên giây và hoạt động liên tục trong 10 giờ. Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm 40 mẫu thiết kế vây cá khác nhau, mới tạo ra được bản cuối cùng này. Robot MantaDroid được kỳ vọng có thể thay thế các phương tiện di chuyển tự động dưới nước hiện tại. Thiết bị có thể sử dụng để thăm dò và nghiên cứu đa dạng sinh học biển, khảo sát đại dương, lập bản đồ dưới nước và phục vụ mục đích trinh thám.

Thanh Thảo (Theo TheJakartaPost)

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/ky-la-loai-robot-dau-bep-co-kha-nang-che-bien-xong-bat-my-trong-vong-45-giay-d161604.html