Kỳ III: Chuyện ngược đời: Tội phạm kiện nạn nhân

Năm 2007, Scott Zielinski đã gây một vụ cướp tại một cửa hàng tiện dụng Nick's Party Stop. Zielinski giơ dao uy hiếp các nhân viên và đe dọa sẽ giết họ. Zielinski nhanh chóng vơ những bao thuốc lá, rượu và 873 USD tiền mặt.

Scott T. Zielinski

Khi hắn chuẩn bị chạy thoát thân, một trong số các nhân viên cửa hàng đã nổ súng trúng Zielinski 2 lần. Hai nhân viên khác tước dao của tên cướp và đánh hắn cho đến khi cảnh sát tới.

Zielinski bị bắt và bị kết án 8 năm tù vì tội cướp. Hắn đã đệ đơn kiện cửa hàng với số tiền đòi bồi thường lên tới 125.000 USD cho những thương tích và sự chịu đựng. Trong đơn, hắn cho rằng các nhân viên cửa hàng đã đánh đập hắn một cách quá tay: Vỡ xương hông, sưng phổi, gãy xương sườn và không hoạt động được.

Một vị thẩm phán đã cho phép vụ việc được ra xét xử nếu Zielinski có thể đặt trước 10.000 USD đền bù cho cửa hàng và tiền công luật sư nếu hắn thua kiện. Zielinski không thể lo được khoản tiền này nên vụ kiện bị bãi bỏ.

Brendon Fearon

Năm 1999, Brendon Fearon và Fred Barras đột nhập nhà của Tony Martin. Hai tên trộm đã nghe được thông tin rằng trong nhà của Martin có rất nhiều đồ cổ có giá trị. Với sự chỉ đạo của Martin, hai tên trộm tiếp cận ngôi nhà. Martin nghe thấy tiếng động và biết rằng có kẻ đột nhập. Trước đó, ngôi nhà đã bị đột nhập nhiều lần nên ông biết cách tự vệ trong các cuộc đột nhập.

Cầm khẩu súng ngắn không giấy phép trong tay, Martin bắt đầu đi xuống thang gác. Trước khi xuống chân cầu thang, một tia sáng lóe lên chiếu vào mắt Martin. Người chủ ngôi nhà nổ súng và bắn trúng lưng Barras khiến tên này chết tại chỗ, làm Fearon bị thương vào chân.

Cả Fearon và Martin đều bị bắt. Fearon chịu án tù 3 năm về tội đột nhập trộm cướp, còn Martin bị cáo buộc giết người và chịu án chung thân. Martin đã kháng cáo và được giảm án xuống chỉ còn 5 năm. Fearon đệ đơn kiện Martin đòi 15.000 USD bồi thường vì vết thương khiến hắn không thể luyện võ và… tận hưởng cảm xúc tình dục. Fearon cũng cho rằng hắn phải chịu đựng nhiều áp lực từ sau vụ nổ súng.

Đáp lại, Martin gửi đơn giải trình thiệt hại. Fearon đành đề xuất sẽ từ bỏ vụ kiện của mình nếu Martin hủy đơn. Cuối cùng, cả hai đều tự bỏ các đơn kiện tụng.

Mark Gilbert

Năm 2008, Simon Cremer tức điên khi phát hiện nhân viên của mình là Mark Gilbert đã tự viết hóa đơn công ty nhưng thu tiền vào túi mình. Cremer buộc Gilbert phải đeo một tấm biển, trên đó có viết: “Ăn cắp. Tôi đã lấy cắp 845 bảng Anh” và ép Gilbert đi quanh các phố, trước khi đưa đến đồn cảnh sát.

Cảnh sát không khỏi có chút nghi ngờ với cách hành xử của Cremer và xem xét trường hợp của Gilbert ra một cách thận trọng. Dù sao đi nữa, Cremer cũng bị bắt với cáo buộc bắt người phạm pháp. Vụ việc sau này được bãi bỏ.

Sau vụ việc, Gilbert đã đệ đơn kiện Cremer, đòi bồi thường 2 năm các khoản thu nhập bị mất, sự đau khổ cũng như chi trả cho các trợ giúp tâm lý cho người này sau vụ kiện. Cremer quyết định thỏa thuận với Gilbert, vì nếu phải ra tòa, Cremer sẽ mất khoảng 25.000 bảng. Ông chi trả cho Gilbert 5.000 bảng tiền bồi thường và 8.000 bảng nữa chi phí tòa án.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/ky-iii-chuyen-nguoc-doi-toi-pham-kien-nan-nhan-3783906-b.html