Kỳ họp quốc hội thông qua nghị quyết đặt tên thành phố mang tên Bác

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất đã tiến hành nhiều nội dung quan trọng. Đặc biệt, Quốc hội đã thông qua nghị quyết đặt tên Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh.

 Sau 30/4/1975, Tổ quốc Việt Nam đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước: Miền Bắc là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, miền Nam là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các tổ chức có liên quan… Vì vậy, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam lúc này là thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Nguồn: TTLTQG III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Sau 30/4/1975, Tổ quốc Việt Nam đã thống nhất về mặt lãnh thổ, song ở mỗi miền lại tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước: Miền Bắc là Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, miền Nam là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các tổ chức có liên quan… Vì vậy, nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam lúc này là thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Nguồn: TTLTQG III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Từ ngày 15/11-21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc được tiến hành. Đồng chí Trường Chinh - Trưởng Đoàn đại biểu miền Bắc và đồng chí Phạm Hùng - Trưởng Đoàn đại biểu miền Nam đã ký các văn kiện lịch sử tạo cơ sở pháp lí cho việc thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. TTLTQG III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Trang đầu và trang cuối bản Thông cáo hội nghị chính trị Hiệp thương thống nhất Tổ quốc. Toàn bộ văn bản gồm 7 trang, trình bày khái quát toàn bộ diễn biến của Hội nghị; ghi nhận việc hoàn toàn nhất trí về tất cả các vấn đề thuộc về chủ trương; hoạch định các bước đi và biện pháp nhằm thực hiện thống nhất nước nhà về mặt Nhà nước. Nguồn: TTLTQG III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Trang đầu và trang cuối bản Những vấn đề đã được hai đoàn đại biểu nhất trí thông qua trong Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất Tổ quốc. Văn bản này gồm 6 trang, nội dung nói về chủ trương hoàn thành thống nhất nước nhà; việc tổ chức Tổng tuyển cử để bầu cử Quốc hội của cả nước; kì họp đầu tiên của Quốc hội thống nhất; công bố và phê chuẩn kết quả của Hội nghị Hiệp thương chính trị; việc ký và quản lý các văn bản. Nguồn: TTLTQG III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Trường Chinh báo cáo kết quả Hội nghị Hiệp thương Chính trị thống nhất Tổ quốc tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa V, tháng 12/1975. Nguồn: quochoi.vn

Lễ mít tinh hoan nghênh các vị ứng cử Quốc hội nước Việt Nam thống nhất, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Ngày 25/4/1976, trong không khí ngày hội lớn của dân tộc, trên 23 triệu cử tri trong cả nước, với tư thế của người làm chủ đất nước, đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Nguồn: TTLTQG III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất (Quốc hội khóa VI) diễn ra từ ngày 24/6 - 3/7/1976 đã bầu ra: Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, 2 Phó Chủ tịch nước Nguyễn Lương Bằng và Nguyễn Hữu Thọ, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh. Nguồn: TTLTQG III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Cũng trong Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất đã thông qua Nghị quyết lấy tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thủ đô là Hà Nội, đồng thời quy định Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc huy của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguồn: TTLTQG III thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước.

Đặc biệt, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội thống nhất còn thông qua Nghị quyết chính thức đặt tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là thành phố Hồ Chí Minh. Nguồn: Công báo nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, số 13, tháng 12/1976.

Minh Châu

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/thong-nhat-nuoc-nha-ve-mat-nha-nuoc-va-thanh-pho-mang-ten-bac-post1079583.html