Kỳ dị cách quân Đồng Minh đưa xe tăng 'bơi' qua eo biển Manche (kỳ 2)

Không chỉ biết 'bơi' hay có thể tự vượt hào sâu, xe tăng Anh - Mỹ khi đổ bộ lên đất Pháp còn được trang bị cả súng phun lửa để dọn dẹp những gì còn xót lại của quân Đức trên chiến trường.

Một trong những loại thiết giáp quan trọng nhất trong cuộc đổ bộ D-Day giúp quân Đồng Minh có thể vượt qua eo biển Manche và sau đó là bờ biển Normandy tiến vào nước Pháp đó là các loại thiết giáp công binh làm nhiệm vụ bắc cầu. Nguồn ảnh: Warhistory.

Đây đều là các loại thiết giáp được cải biên từ các loại xe tăng của Anh và Mỹ. Tùy từng kiểu trở ngại địa hình mà những loại thiết giáp này sẽ có nhiều kiểu cấu tạo và cách thức hoạt động khác nhau. Nguồn ảnh: Warhistory.

Với địa hình nhiều rào cao, hào sâu và kênh rạch chằng chịt như ở Normandie thì đây là một loại phương tiện không thể thiếu với quân Đồng minh. Nguồn ảnh: Warhistory.

Súng phun lửa gắn trên xe tăng thay súng máy cũng là một loại vũ khí cực kỳ thích hợp với cuộc chiến ở Normandy. Những xe tăng của Anh cũng chính là những chiếc xe tăng đầu tiên được trang bị loại vũ khí chết người này. Nguồn ảnh: Warhistory.

Do phải đối đầu với bức tường Đại Tây Dương với quá nhiều boong ke và hầm hào, phía Anh đã cho lắp đặt loại súng phun lửa này thay cho súng máy trên rất nhiều xe tăng hạng trung và xe tăng hạng nặng của mình. Nguồn ảnh: Warhistory.

Phía Mỹ lại lo lắng hơn về các bãi mìn và đã "chế" cho những xe tăng M4 của mình một hệ thống xích sắt xoay ở tốc độ lớn nhằm kích nổ hoàn toàn những quả mình dưới mặt đất một cách có chủ ý. Nguồn ảnh: Warhistory.

Loại phương tiện này sẽ giải tán các bãi mìn của đối phương nhanh và hiệu quả hơn nhiều so với việc sử dụng công binh và gỡ từng quả một bằng tay. Nguồn ảnh: Warhistory.

Trong trường hợp dù đã sử dụng tất cả mọi phương pháp vượt địa hình mà xe tăng, thiết giáp của đồng minh vẫn mắc kẹt thì các loại thiết giáp cứu hộ được cải biên từ xe tăng M4 sẽ làm nhiệm vụ cứu hộ những chiếc xe tăng xấu số của quân mình. Nguồn ảnh: Warhistory.

Không chỉ để cứu hộ xe tăng, loại thiết giáp cứu hộ này còn cực kỳ phù hợp với việc chở hàng và cứu hộ ô-tô vì cuộc đổ bộ diễn ra trong giai đoạn mùa mưa sắp tới ở châu Âu. Nguồn ảnh: Warhistory.

Quân đồng minh thậm chí còn đưa cả máy xúc, máy ủi lên bãi biển Normandie để tự thiết kế đường đi từ tuyến hậu cần trên bãi biển ra thẳng mặt trận chứ không cần phải dựa vào hệ thống giao thông có sẵn của Pháp và Đức. Nguồn ảnh: Warhistory.

Xe thiết giáp đa năng được cải biên từ xe tăng M4 tháo tháp pháo. Loại phương tiện này có thể làm nhiệm vụ cứu hộ, cũng có thể làm nhiệm vụ như một xe chỉ huy hoặc xe chở quân trên chiến trường. Nguồn ảnh: Warhistory.

Cầu cảng tự dựng là mảnh ghép cuối cùng trong cuộc đổ bộ D-Day. Có thể dễ dàng nhận thấy, một cầu cảng khổng lồ ở phía sau những người lính này sắp được đặt xuống bãi biển cho xe tăng và thiết giáp đổ bộ. Rõ ràng, Mỹ và Anh là bậc thầy về hậu cần và hỗ trợ trong chiến tranh với sự cẩn thận chu đáo đến mức thừa thãi. Nguồn ảnh: Warhistory.

Mời độc giả xem Video: Quân đội Mỹ trong cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử vào Pháp năm 1944.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/ky-di-cach-quan-dong-minh-dua-xe-tang-boi-qua-eo-bien-manche-ky-2-1076910.html