Kỳ đà khổng lồ đoạt mạng rắn độc châu Úc bên cạnh đầm lầy

Rắn nâu có thể sở hữu chất độc chết người nhưng kỳ đà khổng lồ lại được bảo vệ bởi lớp da dày cùng khả năng kháng độc tự nhiên. Với lợi thế về kích cỡ cũng như sức mạnh, kỳ đà không mất nhiều sức để triệt hạ con rắn độc.

Châu Úc là một trong những lục địa nguy hiểm nhất hành tinh khi cuộc sống của con người không quá cách xa thiên nhiên hoang dã. Nơi đây là nhà của những sinh vật đáng sợ từ các rắn độc cho tới thú hoang hung dữ.

Việc các sinh vật hoang dã xuất hiện gần nhà ở không hề hiếm, một số thậm chí đe dọa tính mạng của người. Rắn và nhện là 2 loài tiềm ẩn nhiều nguy cơ chết người nhất do khả năng ngụy trang tốt, di chuyển yên tĩnh, khó phát hiện, khi ra đòn lại rất nhanh và dứt khoát. Mang trong mình các chất độc nguy hiểm, các vết thương do các loài động vật hoang dã này gây ra hoàn toàn có thể cướp đi sinh mạng của người dân nếu bất cẩn.

Rắn nâu là loài rắn phổ biến ở miền Tây châu Úc. Chúng sở hữu nọc độc thần kinh neurotoxins và đông máu, là một hiểm họa cho các sinh vật sống tại khu vực này. Rắn nâu là thủ phạm của hơn 60% vụ rắn tấn công người ở Úc. Nguyên nhân xuất phát từ việc môi trường sinh sống của chúng rất gần khu dân cư. Thỉnh thoảng chúng còn đột nhập khu đất, thậm chí nhà ở của con người để kiếm ăn.

Việc đối đầu với con rắn độc không phải chuyện dễ, chỉ một giây sơ sảy, ta có thể bị trúng đòn và chịu hậu quả nặng nề. Tuy nhiên may mắn cho gia đình Úc, sự hiện diện của con rắn đã thu hút sự chú ý của một con kỳ đà hoa gần đó.

Kỳ đà hoa hay còn gọi là kỳ đà nước là một giống thằn lằn khổng lồ được tìm thấy ở khắp châu Á và Úc. Chiều dài kỳ đà hoa có thể đạt đến 3,21m, trọng lượng có thể hơn 25 kg. Cơ thể của chúng đầy cơ bắp với đuôi dài mạnh mẽ, kết hợp với lớp da dày và khả năng kháng độc tự nhiên, chúng được coi là khắc tinh của rắn độc trong thiên nhiên.

Với lợi thế về kích thước cũng như khả năng phòng vệ, con kỳ đà nhanh chóng không chế con rắn. Kết hợp giữa cú cắn mạnh và các đòn quật thô bạo, con kỳ đà đốt sức khiến con rắn chết dần. Khi đối phương đã hết sức phản kháng, con kỳ đà bắt đầu đưa con mồi xuống đầm lấy để ăn thịt.

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các video đặc sắc về thế giới động vật trên báo điện tử Người Đưa Tin hằng ngày.

Bá Di

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/ky-da-khong-lo-doat-mang-ran-doc-chau-uc-ben-canh-dam-lay-a457261.html