Kỳ 4: Sự thật diễn biến chiến dịch Storm-333

Ngày nay, dù chiến dịch đặc biệt mang mật danh Storm-333 tại Afganistan đã tiến hành gần 40 năm, song do yếu tố bí mật nên dư luận thế giới và thậm chí là cả ở Nga và các nước SNG vẫn cho rằng, Đội 'A' đã bị tổn thất rất lớn. Thậm chí cũng có thông tin, vũ khí của lực lượng bảo vệ pháo đài của Anmin rất thô sơ nên bị Đội 'A' đè bẹp. Vậy sự thật diễn biến chiến dịch ấy là như thế nào?

Biểu đượng của đội quân Alfa.

Biểu đượng của đội quân Alfa.

Cuộc chiến ác liệt

Trong kế hoạch, các chiến sĩ của “Zenit" và "Grom" được sự yểm trợ của lính dù, tấn công dinh tổng thống mà Anmin và mấy mục tiêu dân sự, quân sự quan trọng nhất ở Cabul, như: trụ sở Bộ Tổng tham mưu, trụ sở Bộ Nội vụ (Tsarandoi), Sở chỉ huy không quân, nhà tù Puli - Chaki, Sở Điện báo trung ương... Tuy nhiên, trong tài liệu mà KGB giải mã sau này, cuộc chiến tại Dinh thự tổng thống, Lâu đài Dar-ur-aman, nơi mà Anmin ở diễn ra ác liệt nhất. Bởi tại đây, lực lượng cận vệ trung thành với Anmin đã dựa vào số đông, địa hình, vị trí có lợi từ trên cao và được che chắn bảo vệ bởi các bức tường dầy để chống trả quyết liệt quân Liên Xô bằng súng máy, tiểu liên, súng chống tăng và các loại vũ khí bộ binh khác.

Mikhail Romanov, chỉ huy đội “Grom” đã kể trong chương 2 của cuốn ALFA - Đội đặc nhiệm siêu mật Nga: Theo kế hoạch, đội "Grom" cùng đội "Zenit" đi trên xe bộ binh đánh vu hồi vào khu vực dinh tổng thống từ hai hướng. Đội "Grom" "chạy vòng" theo con đường núi, còn đội "Zenit" theo đường bậc thang dành cho người đi bộ để đánh lên. Hai đội sẽ gặp nhau ở mặt tiền dinh thự. Nhưng khi pháo "Silka” và súng máy bắn yểm trợ thì chiếc xe bọc thép thứ hai bị bắn hỏng. Hướng đột kích của đội “Grom” phải đi qua làn đạn dữ dội của địch, khiến ruột chiếc xe bọc thép chở quân bốc cháy. Khi đội "Zenit" đổ quân thì từ các cửa sổ của lâu đài, địch bắn như vãi đạn... ngăn chặn. Chỉ khi chiếc "Silka” dập được khẩu súng máy từ một ô cửa sổ tòa dinh thự thì đội "Zenit" mới vượt lên được. Còn Sergei Cuvưlin, đội viên của "Grom" tiết lộ, khi lực lượng ngồi trong xe BMP di chuyển thì bị đạn giội vào ngày càng nhiều hơn. Sau trận đánh, thành chiếc BMP chẳng khác gì chiếc rây bột.

Nhóm Alfa tham gia chiến dịch tại Afghanistan, đột nhập Cung Tổng thống Tajbeg ngày 27/12/1979.

Sau này, Victor Carpukhin, Anh hùng Liên Xô, thành viên đội "Grom” nhớ lại, thời điểm ấy toàn đội rơi vào lưới đạn dày đặc của lính cận vệ tổng thống Anmin, tạo ra cuộc đụng độ đẫm máu. Đội có 27 người thì có tới 13 người đã bị thương. Bởi tại đây, lực lượng bảo vệ dinh thự được bố trí rất mạnh, lực lượng đông gấp 4 lần bên tấn công, và được huấn luyện chu đáo, vũ trang tốt. Còn Sergei Cuvưlin chi tiết, khi tấn công vào cửa dinh thự, phía trên tiền sảnh có một cầu thang xoáy trôn ốc dẫn lên tầng trên. Từ đó địch quăng lựu đạn, đạn súng máy bắn xuống không ngớt. Khi Boiarinov chạy đến thì cả hai người cùng di chuyển đến phá trạm thông tin bằng lựu đạn. Boiarinov chạy lên tầng trên, còn Sergei Cuvưlin chốt chặn hành lang. Mấy phút sau thì Boiarinov trúng đạn, hi sinh.

Bất chấp sự chống trả quyết liệt của đối phương, các đội viên "Zenit” đã hỗ trợ, yểm hộ rồi tập trung lại, sau đó hợp nhau đánh thốc lên tầng hai. Họ đạp tung các cửa phòng và ném lựu đạn vào. Lúc sắp đi hết hành lang thì đột nhiên từ phía sau, Anmin mặc quần sóc, áo thể thao Adidas lao ra. Khi trận đánh kết thúc, qua kiểm tra, lực lượng tấn công xác định Anmin đã chết.

Sau hơn một giờ đồng hồ kể từ khi phát lệnh tấn công, lực lượng của Liên Xô đã làm chủ trận đánh ở lâu đài, tiêu diệt được Anmin và bắt được khá nhiều tù binh. Trận chiến kết thúc và lực lượng đặc nhiệm “A” trong thành phần đội "Zenit” và “Grom” có 4 người hy sinh, gồm: Genadi Zudin, Boiarinov, Iacusev và Xuvorov. Số bị thương được phân loại và đưa về chăm sóc. Điều đáng nói là, 2 con gái của Anmin dù bị thương nhưng vẫn được lực lượng quân y của Liên Xô chăm sóc, cứu chữa.

Diễn biến tác chiến ở các mục tiêu khác

Theo kế hoạch tác chiến đã hiệp đồng, đội viên đội “Zenit" sẽ kết hợp với lính dù đánh vào Sở Điện báo trung ương ở Cabul. Tiếng nổ phá hủy hầm thông tin liên lạc sẽ cho phép cô lập Cabul với thế giới bên ngoài vào lúc 19h15, đồng thời là hiệu lệnh tấn công các mục tiêu trên các hướng. “Hầm" thông tin phải tiêu diệt nằm ở quảng trường đông người. Bên cạnh là Sở Điện báo và một trạm gác của Bộ Nội vụ, bên kia là nhà băng, khách sạn, rạp chiếu phim. Vì vậy ở đây không thiếu những kẻ tò mò cản trở việc thực hiện nhiệm vụ. 11 người được giao nhiệm vụ đã quyết định hành động sau 19 giờ, vì lúc đó đã bắt đầu giờ giới nghiêm và quảng trường sẽ vắng người. Khi lực lượng tác chiến đến đúng vị trí và thời gian quy định, một chiến sĩ trong nhóm biết tiếng địa phương đi ra đánh lạc hướng lính gác. Lực lượng còn lại cảnh giới và mở nắp hầm bằng móc sắt chuẩn bị từ trước rồi thả hai quả thủ pháo hẹn giờ xuống hầm. Sau đó họ rút về nơi quy định. Đồng hồ chỉ 19h15, một tiếng nổ lớn vang lên. Toàn bộ hệ thống liên lạc trong Cabul bị cắt.

Các thành viên của Nhóm Alfa trong một buổi tập huấn trong năm 2009.

Trận đánh ở trạm gác trung đoàn hiến binh diễn ra cũng khá căng thẳng. Lực lượng tấn công tại đây vấp phải sự chống trả tương đối quyết liệt của đối phương. Pavel Climov kể, chúng tôi cùng anh em "Zenit" chiến đấu cách cánh lính tăng không xa cho đến khi một trái lựu đạn bay đến. Trái lựu đạn ở cách chân tôi chỉ chừng một mét. Người bên cạnh tôi bị thương vào cổ, còn tôi mảnh găm vào chân, tay, ngực, bụng. Thương tích rất nặng, đầu ong ong, không cảm thấy chân tay mình đâu nữa, lúc tỉnh lúc mê. Theo kế hoạch, khi cuộc tấn công bắt đầu, các xe BTR đến tiếp ứng và tiêu diệt lực lượng địch bên trong, giải quyết trận đánh nhanh gọn.

Việc đánh chiếm Bộ Nội vụ (Tsarandoi) diễn ra khá gọn. Tại đây,đội "Zenit" bảo vệ ông Nur Akhmat Nur làm nhiệm vụ kêu gọi quân lính bảo vệ Tsarandoi đầu hàng. Khoảng 18h - 18h30', 3 xe vận tải đến đón đội "Zenit". Đến mục tiêu, xe lại dừng lại, lính dù và các đội viên "Zenit" nhảy ra khỏi xe. Nur dùng chiếc loa điện hét to là chính quyền mới đã thành lập và kêu gọi quân lính hạ vũ khí. Từ cửa sổ tòa nhà trụ sở Bộ, cách cổng chính khoảng 15-20 mét, tiểu liên bắn dồn dập và lựu đạn ném xuống như vãi. Lực lượng tấn công dùng súng máy chế áp để đội "Zenit" và lính dù xông lên, đánh chiếm các tầng của tòa nhà, tiêu diệt lực lượng bảo vệ.

Cuộc chiến tại Sở chỉ huy không quân là nhẹ nhành nhất, không tốn một viên đạn. Tại đây, theo sự tham mưu của viên cố vấn Xô Viết làm việc trong Sở này, đội "Grom” được hỗ trợ bởi trung đội lính dù chia thành nhiều tổ, mỗi tổ cứ hai người đi vào tòa nhà, rồi tập trung tại một trong các phòng làm việc. Nửa trung đội còn lại bố trí ngoài chờ tín hiệu để tước vũ khí của lính bảo vệ bên ngoài. Lúc 19h30', lực lượng này vào tước vũ khí đội bảo vệ bên trong tòa nhà và cắt đặt người gác. Viên cố vấn quân sự dẫn lực lượng truy lùng tên tham mưu trưởng. Tên này đã ngoan ngoãn nộp vũ khí. Toàn bộ sĩ quan trong sở đều bị tước vũ khí và tống vào một căn phòng có lính gác. Chiến dịch đã diễn ra không tốn một phát súng. Tuy nhiên, sau hơn một giờ sau thì từ doanh trại của học viện sĩ quan, địch bắn 1 phát đạn cối làm thủng vỏ chiếc xe bọc thép và khiến 1 lính dù hy sinh. Lực lượng tại đây đã bắn trả mà yêu cầu tên tham mưu trưởng không quân ra hiệu cho bên kia ngừng bắn.

Có một chuyện mà đến nay nhiều người chưa biết là, kết thúc các trận đánh, thương binh được đưa về trạm phẫm, trong đó có nhiều người bị thương nặng chiến dịch, khi các mục tiêu đã bị hạ, một thành viên trong đội “A” tên là Berlev đã gọi điện từ Đại sứ quán Liên Xô ở Cabul về cho Covalenco, một bác sĩ giỏi về ngoại khoa ở Moxcva, yêu cầu tập hợp đồng nghiệp giỏi để đến chữa trị cho thương binh. Đây là việc làm vi phạm kỷ luật, vô tình tiết lộ thông tin về chiến dịch, đồng thời lộ số lượng binh sĩ thương vong. Điều này khiến lãnh đạo KGB phải cân nhắc. Cuối cùng, ngày 2/1/1980, hai chiếc máy bay từ Moxcva và Leningrad cất cánh gần như đồng thời về hướng Taskent. Chiếc thứ nhất có giáo sư Canưsin, chuyên gia phẫu thuật nổi tiếng, Covalenco và các bác sĩ viện "Clifo”; chiếc thứ hai chở các chuyên gia Học viện Quân y. Trước đó vài ngày các thương binh trong trận tấn công lâu đài đã được đưa từ Cabul về Taskent.

Sau chiến dịch, lực lượng Đội “A” tiếp tục làm nhiệm vụ bảo vệ Babrac Carmal. Họ không rời vị trí bảo vệ bên trong, túc trực phòng khách và phòng nghỉ. Xung quanh lâu đài đặt các trạm gác của lính dù, bên ngoài địa phận lâu đài là vòng bảo vệ của đội cận vệ quốc gia. Tại các cửa ra vào lâu đài đều có đội viên “Zenit" chốt. Khi có việc ra ngoài, vị lãnh đạo nhà nước tối cao được mười một vệ sĩ hộ tống, bảo vệ.

Thảo Trang

Nguồn VietTimes: http://viettimes.vn/ky-4-su-that-dien-bien-chien-dich-storm333-357775.html