Kỳ 26: Giảo cổ lam giữ vai trò gì trong bài thuốc đặc trị tiểu đường của lương y người Mường?

Trong câu chuyện về bài thuốc quý, đặc trị bệnh tiểu đường của mình, lương y Đỗ Thị Ngọ (ngụ thôn Bá Lam, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, Hòa Bình) luôn khẳng định giá trị mang tính quyết định của loài thảo dược giảo cổ lam.

Trong câu chuyện về bài thuốc quý, đặc trị bệnh tiểu đường của mình, lương y Đỗ Thị Ngọ (ngụ thôn Bá Lam, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn, Hòa Bình) luôn khẳng định giá trị mang tính quyết định của loài thảo dược giảo cổ lam. Lương y Ngọ nói: “Giảo cổ lam chứa hàng chục dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người. Do đó, từ lâu, người ta ví loài thảo dược này như 1 loại nhân sâm. Theo kinh nghiệm dân gian cũng như đã nghiên cứu, giảo cổ lam có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, tăng đường huyết, điều trị men gan cao, gan nhiễm mỡ, bệnh mỡ máu,… Trong đó, tác dụng phòng ngừa và điều trị tiểu đường là mạnh nhất”.

Băng rừng tìm “thần dược”

Cũng từ tính chất hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảo cổ lam trở thành “biệt dược” không thể thiếu trong bài thuốc đặc trị tiểu đường gia truyền của mình. Tuy nhiên, theo lương y Ngọ, hiện nay, giảo cổ lam ngày càng khan hiếm. Lương y Ngọ cho biết: “Ở Hòa Bình có hàng trăm loài thảo dược quý. Tuy nhiên, hiện nay, có hơn 280 loài đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Giảo cổ lam cũng là một trong số đó. Nhưng, để bào chế thành công bài thuốc đặc trị tiểu đường, tôi không thể thiếu giảo cổ lam. Thế nên, gia đình phải cùng nhau vào rừng từ sáng sớm tinh mơ đến chiều muộn để tìm giảo cổ lam”.

Theo lương y Ngọ, trời tờ mờ sáng, bà và các thành viên trong gia đình đã dắt dao, nắm cơm lang thang qua hàng trăm khe suối, hàng nghìn thung sâu để tìm giảo cổ lam. Lương y Ngọ nhấn mạnh: “Giảo cổ lam còn được gọi là cỏ trường sinh, ngũ diệp sâm,… chỉ mọc ở các vùng núi đá vôi độ cao từ 600-2000m. Để tìm được loài thảo dược này, lương y Ngọ phải đi từ khu rừng này đến ngọn núi khác. Đôi khi, bà phải vắt vẻo giữa lưng chừng vách núi đá vôi để tìm thuốc quý”.

Lương y Đỗ Thị Ngọ

Lương y Ngọ cho biết: “Cách đây vài chục năm, giảo cổ lam còn nhiều. Nhiều khi chúng tôi vào rừng hái thuốc còn dùng dao phát giảo cổ lam để trống đường. Đến nay, loài cây này dường như đã biến mất. Trung bình, chúng tôi phải đi hàng chục km rừng mới hái được một vài cây. Mỗi ngày đi luồn rừng, băng núi, chúng tôi chỉ thu được 5-7kg giảo cổ lam mà thôi. 5-7kg thuốc tươi này đem về phơi khô lại thì chỉ còn 1-2kg mà thôi. Thành ra thuốc rất hiếm”. Biết thuốc quý, hàng ngày, nhiều người dân cũng luồn rừng săn lùng giảo cổ lam bán cho thương lái. Do đó, loại thảo được quý đã hiếm nay còn cạn kiệt hơn”.

Không để loại thuốc quý bị tận diệt, lương y Ngọ đã tìm cách nhân giống, trồng thử loại cây này tại vườn thuốc trong nhà. Tuy nhiên, thuốc trồng, dược tính không còn mạnh và đầy đủ như giảo cổ lam mọc trong rừng. Do vậy, lương y Ngọ lại phải cất công, mày mò nghiên cứu cách gia giảm giảo cổ lam cũng như các vị thuốc khác trong bài thuốc gia truyền để đảm bảo trị dứt điểm chứng đái tháo đường.

Khắc tinh của bệnh tiểu đường tuýp 2

Chia sẻ về bài thuốc gia truyền đặc trị tiểu đường tuýp 2, lương y Ngọ cho biết: “Bài thuốc gồm 2 thành phần chính từ các loài thảo dược đặc hữu tại vùng thảo dược Ba Vì gồm cây cỏ ngọt và cây cỏ đắng. Cây cỏ đắng chính là giảo cổ lam. Trong y học cổ truyền của dân tộc tôi, giảo cổ lam từ lâu đã được khằng định có tác dụng trong việc chữa trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt, các sách y học cổ truyền cũng khẳng định giảo cổ lam có tác dụng chữa bệnh tiểu đường. Giảo cổ lam còn có tên gọi là cây trường sinh, cỏ thần kỳ, lần đầu tiên được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư” quyển hạ năm 1639”.

Cũng theo bà, giảo cổ lam đã chứng minh được công dụng tuyệt vời của nó trong công cuộc nâng tuổi thọ và phòng ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm. Giảo cổ lam được chứng minh là có chứa hơn 100 loại saponin tác dụng đặc biệt tốt trong việc làm hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Các tài liệu nghiên cứu khoa học tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc đã ghi nhận thường xuyên uống trà giảo cổ lam có thể giảm lượng cholesterol toàn phần trong máu, giảm triglycerid, giảm LDL (cholesterol xấu), tăng HDL (cholesterol tốt) với hiệu quả từ 63% đến 97%.

Năm 1999, nghiên cứu của GS. Phạm Thanh Kỳ đăng trên tạp chí Dược liệu đã chỉ ra dùng giảo cổ lam trong vòng 30 ngày làm giảm cholesterol toàn phần tới 71% so với người không sử dụng. Năm 2005, trường ĐH Sydney (Úc) cũng công bố nghiên cứu của tác giả Samer Magalii khẳng định Giảo cổ lam giúp giảm triglycerid tới 85%, giảm LDL 35%, giảm cholesterol toàn phần 44%, có tác dụng hạ mỡ máu tương đương với thuốc tân dược atorvasatin.

Với bệnh tiểu đường tuýp 2, giảo cổ lam có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2 rất hiệu quả do có chứa chất phanoside giúp ổn định đường huyết, làm tăng mức độ nhạy cảm của tế bào với insulin, tăng khả năng sử dụng glucose của tế bào, ổn định nồng độ đường trong máu. Năm 2011, Hội Đái tháo đường Thụy Điển phối hợp với Bộ môn Dược lý, trường đại học Y Hà Nội thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 tại bệnh viện Lão khoa Trung ương.

Các bệnh nhân được thử nghiệm đều có chỉ số đường huyết rất cao từ 9-14 mmol/l, được sử dụng giảo cổ lam 6g/ngày (tương đương 3 gói trà giảo cổ lam 2g) trong 12 tuần. Kết quả, sau 12 tuần, các bệnh nhân đều giảm đường huyết xuống 3mmol/l so với nhóm không sử dụng giảo cổ lam. Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học khuyên người bệnh tiểu đường tuýp 2 rất nên uống giảo cổ lam thường xuyên để ổn định đường huyết trong máu.

“Giảo cổ lam làm tăng tính nhạy cảm của mô đích với insulin khi nó bị tổn thương là nguyên nhân quan trọng gây nên bệnh đái tháo đường tuýp 2. Tác dụng này rất quan trọng trong việc điều trị đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường tuýp 2. Công dụng của 2 loại thảo dược này hết sức kỳ diệu. Cây cỏ ngọt có tác dụng lợi tiểu, giảm đau đầu, cân bằng huyết áp,… cây cỏ đắng giúp hạ mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, an đường huyết. Hai loại cây này kết hợp với nhau cùng các loại thảo dược quý khác tạo thành bài thuốc gia truyền đặc trị tiểu đường”, lương y Ngọ cho biết.

Theo các bệnh nhân từng thoát khỏi căn bệnh đái tháo đường tuýp 2, trong bài thuốc của lương y Ngọ có nhiều vị thuốc quý đều là những thảo dược ngàn đời, có tác dụng chữa bệnh từ xa xưa như: giảo cổ lam, mướp đắng, chuối hột, trần bì, cỏ ngọt, bạch hoa, xà thiệt thảo, đảng sâm, thục địa, táo bón, … Các loại thảo dược này đều có tác dụng ổn định đường huyết, giúp lượng đường trong máu trở về trạng thái bình thường. Sử dụng bài thuốc của lương y Huệ từ 1-3 tháng, đường huyết của bệnh nhân sẽ được ổn định. Kiên trì sử dụng, căn bệnh tiểu đường sẽ dần dần được chữa khỏi.

GS.TS Phan Thị Phi Phi cho biết, giảo cổ lam chứa hơn 100 loại saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran. Trong đó có nhiều loại giống với nhân sâm và tam thất. Cũng chính vì đặc tính và công dụng này mà nó có tên là ngũ diệp sâm. Giảo cổ lam chứa nhiều Flavonoid là hoạt chất có tác dụng sinh học cao, chống lão hóa mạnh. Ngoài ra, giảo cổ lam chứa nhiều axit amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như: zn, fe, se, … Các hoạt chất chiết xuất từ giảo cổ lam đã được thử nghiệm trên động vật lẫn con người và các nhà nghiên cứu đã có được những kết quả đáng kinh ngạc. Giảo cổ lam có tác dụng ức chế cholestesteron71% theo phương pháp ngoại sinh và 82,08% theo phương pháp nội sinh. Do đó, nó có tác dụng giảm mỡ máu rất mạnh.

Ngoài việc chuyên trị bệnh xương khớp, tiểu đường, dạ dày, lương y Ngọ còn sở hữu các bài thuốc chữa được các bệnh về gan, thận, phổi… Bạn đọc muốn liên hệ với lương y xin gọi số điện thoại: 0905.606.766

Gia Nguyễn

Nguồn CL&XH: http://conglyxahoi.net.vn/doi-song/ky-26-giao-co-lam-giu-vai-tro-gi-trong-bai-thuoc-dac-tri-tieu-duong-cua-luong-y-nguoi-muong-16228.html