Kỳ 16: Bệnh nhân 'tiết lộ' bài thuốc gia truyền chữa tiểu đường từ cây mật gấu

Sống trong sự hành hạ của những biến chứng từ căn bệnh tiểu đường, bà Em như buông xuôi cuộc sống. Thế nhưng, trong lúc tuyệt vọng, bà bất ngờ thoát khỏi 'lưỡi hái tử thần' khi 'nhắm mắt' dùng thử bài thuốc dân tộc Dao của lương y Lý Thị Mỹ Châu (ngụ xã

Tò mò, quyết khám phá sức mạnh của bài thuốc dân tộc, bà Em nhiều lần tìm hiểu, phát hiện loại thảo dược mang tên loài gấu. Bằng phương pháp gia truyền, lương y Châu sao khô, trộn chung cây mật gấu với các loại thảo dược khác để hoàn thành bài trừ căn bệnh tiểu đường một cách nhanh nhất.

Lương y Lý Thị Mỹ Châu

Thoát chết nhờ bài thuốc bí truyền

Trở về sau chuyến du lịch Tây Nguyên, bà Nguyễn Thị Út Em (55 tuổi, ngụ huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp) lập tức viết thư để cảm ơn người vừa giúp bà thoát khỏi căn bệnh tiểu đường đã hành hạ gần chục năm qua. Tại nhà riêng, bà Em cho biết: “Cách đây khoảng 5 năm, tôi thấy cơ thể yếu hẳn đi. Tôi vẫn ăn uống bình thường nhưng lại sút cân rất nhanh. Lúc nào cũng có cảm giác khát đến khô cổ, khô họng dù tôi chỉ ở nhà, luôn kè kè bình nước đá bên cạnh. Đêm ngủ tôi phải thức dậy hàng chục lần để đi tiểu. Khám ra mới biết tôi bị tiểu đường nặng, chỉ số đường huyết lên đến 18mmol/l”.

Phát hiện mình mắc tiểu đường nặng, bà Em rơi vào trạng thái khủng hoảng tinh thần. Không lúc nào những hình ảnh, ý nghĩ phải cưa chân, tháo khớp, suy thận, mờ mắt, … không ám ảnh tâm trí bà. Bà Em sút cân nhanh chóng vì không dám ăn uống, kiêng khem một cách quá mức. Mặc dù gia đình có điều kiện kinh tế, được các con hết sức chăm lo thang thuốc, bà vẫn lo sợ những biến chứng từ bệnh tiểu đường ập tới.

Bà nói: “Năm ngoái, tôi cảm nhận rõ ràng nhất những biến chứng từ tiểu đường đang bắt đầu hành hạ mình. Lúc đầu, tôi cảm thấy các vết thương hở rất lâu lành. Dù chỉ bị đứt tay trong khi gọt trái cây, da tôi cũng lở loét, khó kéo da non. Rồi từ từ tôi thấy mắt mình đau nhức, căng cứng rồi giật liên hồi. Sau đó, mắt tôi bắt đầu chảy nước rất khó chịu, tôi nhìn cái gì cũng mờ mờ đục đục. Các con tôi đưa tôi đi khám liên tục, mua thuốc về uống để hạ đường huyết. Tuy nhiên, chỉ số đường huyết luôn ở mức 8-10mmol/l”.

Đáng sợ hơn, sau nhiều năm sử dụng thuốc Tây và tiêm isunline, bà Em bắt đầu cảm nhận rõ những tác dụng phụ của thuốc. Đầu năm 2017, bà thấy cơ thể liên tục nóng bừng, đổ nhiều mồ hôi, mụn ngứa nổi khắp người. Lo sợ uống quá nhiều thuốc Tây gây hại gan, bà lại tái khám. Bác sĩ đổi thuốc cho bà uống. Tuy nhiên, được ít ngày, bà lại cảm thấy tay chân tê rần khi có kiến bò trong xương. Tình trạng trên kéo dài được 1 tháng thì bà bị phù nề hai bàn chân, đi lại hết sức khó khăn. Có lúc, bà phải ngồi xe lăn để đi chuyển trong nhà.

Lương y Châu nhận giải thưởng sản phẩm chất lượng quốc gia

Đôi mắt dần mờ đi, cơ thể mệt mỏi bởi chân tay phù nề, đau đớn vào ban đêm, … bà Em như rơi vào hố sâu tuyệt vọng. “Tôi gần như buông xuôi tất cả, chẳng còn thiết sống nữa. Tôi nghĩ tiểu đường làm tôi hư mắt, sắp mù đến nơi. Uống thuốc nhiều quá tôi cảm thấy gan, thận mình cũng hư hết nên chỉ muốn buông bỏ cuộc sống cho xong. Thế nhưng, trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi được ông bạn vừa đi công tác ngoài bắc đem về biếu cho thang thuốc dân tộc. Từ hồi tập kết ra Bắc, tôi đã biết đến nghề thuốc truyền thống của người Dao và từng uống các loại thuốc từ cây có núi rừng của các đồng bào dân tộc. Tôi tin tưởng dùng. Thật không ngờ, chỉ sau 4 tháng, tôi cảm thấy cơ thể không còn mệt mỏi. Mặc dù mắt vẫn mờ nhưng tôi không đi tiểu đêm nhiều nữa, ăn uống cũng ngon hơn”, bà Em kể. Đến tháng thứ 5 dùng thuốc, các vết lở loét trên cơ thể bà Em dần kéo da non, không còn lở loét. Triệu chứng phù nề tay chân của bà cũng tiêu biến.

Bài thuốc từ loài thảo dược mang tên loài thú

Thoát khỏi các biến chứng từ tiểu đường, bà Em vui mừng đến gặp trực tiếp ông bạn đã giới thiệu “thần dược” cho mình để tìm hiểu. Tại đây, bà được ông bạn cho biết, những thang thuốc bà vừa uống nằm trong bài thuốc đặc trị tiểu đường gia truyền của dòng họ lương y Châu. Bà Em nói: “Ông bạn của tôi cũng từng có thời gian theo học y học cổ truyền nên biết một số vị thuốc trong bài thuốc gia truyền của lương y Châu. Ông cho tôi biết, trong thang thuốc có loài cây mật gấu. Tuy nhiên, ông không biết lương y Châu đã bào chế như thế nào. Tôi rất mong báo tìm hiểu để nhiều người biết, yên tâm sử dụng”.

Theo mong mỏi của bà Em cùng nhiều bệnh nhân khác, PV đã tìm đến bản Yên Sơn (xã Ba Vì, huyện Ba Vì, TP. Hà Nội) để tìm gặp lương y Châu, tìm hiểu kỹ hơn về bài thuốc quý. Tại nhà riêng, lương y Châu cho biết: “Từ lâu, cây mật gấu hay còn gọi là cây cỏ đắng, cây lá đắng,… đã được gia đình tôi sử dụng trong các bài thuốc trị chứng tiêu khát. Y học cổ truyền cũng khẳng định cây mật gấu có tác dụng ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng của bệnh đường huyết. Hơn thế, Viện y học dân tộc cũng khẳng định cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á”.

Giải thưởng này khẳng định hiệu quả rõ rệt của bài thuốc đặc trị tiểu đường

Theo lương y Châu, cây mật gấu chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine. Những hợp chất trong cây mật gấu có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hóa, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.

Về tác dụng điều trị bệnh tiểu đường của cây mật gấu, lương y Châu nhận định: “Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian và kinh nghiệm của gia đình, tôi nhận thấy cây mật gấy có thể sử dụng như một chất chống oxy hóa, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như: đái tháo đường type 2, rối loạn lipid máu,… Do đó, gia tộc tôi đã sử dụng cây này trong suốt 4 đời hành nghề bốc thuốc để bào chế thành công bài thuốc đặc trị bệnh tiểu đường”.

Cũng theo lương y Châu, để hình thành bài thuốc đặc trị bệnh tiểu đường ngoài cây mật gấu, người này cho sử dụng thêm 50 loại thảo dược khác. Đáng nói hơn, đa số các loại thảo dược có trong bài thuốc bí truyền đều là những vị thuốc quý, hiếm, đặc hữu của núi rừng Tản Viên sơn. Lương y Châu tiết lộ: “Cây mật gấu sau khi thu hái sẽ được chúng tôi rửa sạch, sao khô, thái nhỏ rồi kết hợp với 50 loại thảo dược khác. Trong số 50 vị thuốc này đều có những loài thảo dược có nguồn cố từ tự nhiên, có tác dụng hạ an đường huyết. Chúng kết hợp với nhau sẽ tạo ra bài thuốc đặc trị căn bệnh tiểu đường. Do đó, nếu bệnh nhân bệnh nhẹ chỉ cần uống trong vòng 1-2 tháng là có kết quả khả quan. Bệnh nhân nặng hơn kiên trì sử dụng thuốc sẽ có kết quả bất ngờ”.

Theo thông tin của Viện y dược học dân tộc TP.HCM, cây mật gấu được sử dụng làm thuốc ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cụ thể, tại Ấn Độ, lá cây mật gấu được dùng để chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú. Trong khi đó, tại Congo, người ta sử dụng lá và vỏ rễ cây này để chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun. Nam Phi dùng rễ mật gấu chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt,…

Để giúp bạn đọc liên hệ lương y Châu, báo xin cung cấp số điện thoại của lương y : 0941.082.744

Nguồn CL&XH: http://conglyxahoi.net.vn/phong-su/ky-16-benh-nhan-tiet-lo-bai-thuoc-gia-truyen-chua-tieu-duong-tu-cay-mat-gau-12433.html