Kuznhetsov-Tệ nhất lịch sử hải quân hay thực sự nguy hiểm?

Tàu sân bay Kuznhetsov tệ nhất trong lịch sử hải quân hay mối đe dọa của biển?

Lại xin giới thiệu bài phỏng vấn Đại tá, TS KHQS Konstantin Sivkov (các chức danh khác chúng tôi đã giới thiệu, chỉ không rõ là đã được phong hàm giáo sư chưa- ND) của phóng viên tờ “ Svobodnaia Pressa.” (Nga) Andrey Polunhin nhân việc tờ “The National Interst” (Mỹ) xếp chiếc tàu sân bay duy nhất của Nga “Đô đốc Kuznhetsov” vào danh sách những chiếc tàu chiến tệ nhất trên thế giới.

Trên ảnh “ Tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng “Đô đốc Kuznhetsov” ( Ảnh: Andrey Luzik/ Cơ quan báo chí Hạm đội Biển Bắc, Hải quân Nga /TASS)

Trên ảnh “ Tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng “Đô đốc Kuznhetsov” ( Ảnh: Andrey Luzik/ Cơ quan báo chí Hạm đội Biển Bắc, Hải quân Nga /TASS)

I. Phần dẫn của Andrey Polunhin

Tàu sân bay Nga “Đô đốc Kuznhetsov” mới “được” The National Interest (Mỹ) đưa vào danh sách 5 chiếc tàu cùng lớp tệ nhất trong lịch sử hải quân thế giới.

Trong bảng “antirating” này còn có Eagle của Anh , USS Ranger của Mỹ, Kaga của Nhật Bản và Bearn của Pháp (lưu ý- 4 tàu trên được đóng trong những năm 20-30 của thế kỷ trước-ND).

Trong 5 chiếc này, duy nhất chỉ còn “ Đô đốc Kuznhetso” là vẫn đang nằm trong trang bị.

Theo tác giả Robert Farley (tác giả chính của bảng xếp hạng) của The National Interst (Robert Farley- giáo sư giảng dạy tại Trường ngoại giao và thương mại Patterson trực thuộc Trường đại học tổng hợp Kentucky (Mỹ). Chuyên viết về các lĩnh vực học thuyết quân sự, an ninh quốc gia và hải quân-ND ) thì:

“Tàu Kuznhetsov được khởi công đóng tại Liên Xô năm 1983, và lẽ ra phải là “con tàu giai đoạn quá độ” trước khi Liên Xô đóng các tàu sân bay hiện đại hơn.

Tuy nhiên, sau đó Liên Xô tan rã và chương trình đóng các tàu sân bay cũng chịu chung số phận: mãi 15 năm sau (1998) tàu tuần dương này được đưa vào trang bị (lúc này đã là nước Nga).

“Đô đốc Kuznhetsov” tham chiến lần đầu trong chiến dịch Syria năm 2016, và trong chiến dịch này đã mất 2 máy bay tiêm kích – một MiG-29K và một Su-33.

Farley nhận xét thêm: “Mặc dù có chất lượng đóng tàu kém và trình độ bảo dưỡng (kỹ thuật) rất đáng ngờ, nhưng tàu tuần dương này (Kuznhetsov) buộc vẫn phải để lại trong biên chế bởi vì nó có một ý nghĩa rất lớn đối với an ninh Nga”.

Cần phải nói rằng, đây không phải là đánh giá coi thường “Kuznhetsov” lần đầu tiên.

Tháng 6/2017, người phát ngôn chính thức Bộ Quốc phòng Nga, Thiếu tướng Igor Konashenkov đã buộc phải lên tiếng đánh giá những phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Anh Michael Fallon so sánh cái đẹp của tàu sân bay Anh “Queen Elizabeth” (tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh- khởi công đóng 7/2009, hạ thủy 7/2014-ND) và “sự cổ lỗ” của “Đô đốc Kuznhetsov” Nga là “khoác lác”.

I.Konashenkov cũng nói thêm rằng những phát biểu của Bộ trưởng Michael Fallon cho thấy ông ta không có kiến thức về khoa học hải quân nên nhận ra được sự khác biệt giữa hai con tàu.

Tuy nhiên, nói cho công bằng, trong những ý kiến chê bai các tàu sân bay đóng từ thời Liên Xô, dù sao cũng có một phần sự thật.

Như đã biết, thời kỳ đầu Liên Xô dự định đóng một tàu sân bay “đúng nghĩa”.

Vào mùa hè năm 1972, khi được báo cáo về dự án 1160 đóng tàu sân bay hạt nhân tấn công mang máy bay cất cánh bằng máy phóng với lượng giãn nước 80.000 tấn, Bộ trưởng Quốc phòng Liên Xô khi đó làNguyên soái Andrey Grechko đã nói: “Không cần phải nghĩ thêm cái gì cả, cứ theo người Mỹ mà làm”.

Nhưng sau đó là các cuộc chiến vận động ngầm. Tổng công trình sư đóng các tàu tuần dương mang máy bay hạng nặng Liên Xô (không thấy A.Polunhin nêu tên-ND) tuyên bố tại một Hội nghị BCH Trung ương ĐCS Liên Xô là ông sẵn sàng giải quyết cũng các nhiệm vụ đó (đóng tàu sân bay) bằng một khoản tiền ít hơn nhiều (so với Mỹ), - và ông này đã được Bí thư TW ĐCS Liên Xô phụ trách các vấn đề quốc phòng là Dmitri Ustinov ủng hộ.

Kết quả là thay vì có một tàu sân bay của dự án 1160 (như đã nói ở trên-ND), một tàu tuần dương mang máy bay dự án 1143M mang tên “Novorossisk” đã được hạ thủy và tàu này có các khả năng tác chiến kém hơn nhiều so với những gì mà vị tổng công trình sư nọ đã cam kết.

Còn hiện nay, Nga đã chuẩn bị xong dự án đóng tàu sân bay “Shtorm” (dự án 23000) có những tính năng tương tự như tàu sân bay lớp “Nimitz” của Mỹ.

Nhưng lúc này lại xuất hiện một câu hỏi khác: liệu (Nga) có thực sự cần tàu sân bay không? Theo quan điểm của nhiều chuyên gia, việc chúng ta (Nga) cố tình tranh đua với Mỹ trong lĩnh vực này là vô nghĩa, vì hiện Mỹ đã sở hữu 11 cụm tàu sân bay sân bay tấn công.

Hơn nữa, Nga đã chuẩn bị xong các biện pháp đáp trả phi đối xứng, và những biện pháp này sẽ làm cho phần lớn những kỳ vọng của Mỹ vào “các sân bay bơi” này trở thành vô vọng.

Ngày 1/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Thông điệp liên bang đã đề cập đến tiến trình thiết kế các loại vũ khí chiến lược quan trọng và hé lộ một số tính năng của chúng.

Ông đã dành riêng một phần trong thông điệp để nói về thiết kế thiết bị ngầm không người lái có khả năng di chuyển ở độ sâu rất lớn với tốc độ chưa từng thấy.

Theo ý kiến của các chuyên gia, trong trường hợp này ý V.Putin muốn nói tới các (thiết bị ngầm không người lái-ND) dự án “Tsefalopod” và “Status-8” của Phòng thiết kế trung ương “Rubin” được trang bị các động cơ hạt nhân của Phòng thiết kế- thử nghiệm chế tạo máy mang tên “Afrikantov”.

“Tsefalopod” có thể tiêu diệt các mục tiêu của đối phương bằng vũ khí thông thường, còn “Status-6 ”, theo mô tả, có thể mang đầu tác chiến hạt nhân tới mục tiêu.

Những thiết bị trên được đánh giá là “ bất khả chiến bại” và là những “sát thủ tàu sân bay” đích thực.

Đằng sau bài báo trên của The National Interest là gì và “Kuznhetsov” có thực sự tệ như họ miêu tả không?

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/kuznhetsov-te-nhat-lich-su-hai-quan-hay-thuc-su-nguy-hiem-3355986/