Kon Tum: Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm 'nóng' dịp tết

Cận tết, việc vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm tăng mạnh; kết hợp với thời tiết chuyển lạnh, thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán nhanh, khiến cho dịch bệnh khó kiểm soát, nguy cơ lây lan nhanh...

Lây lan diện rộng

Theo báo cáo của ngành chức năng tỉnh Kon Tum, sau hơn 20 ngày bùng phát, tìnhhình dịch cúm gia cầm và lở mồm long móng ở lợn trên địa bàntỉnh đã và đang xảy ra trên diện rộng.

Đến nay đã có 14 xã, phường của 3 huyện, thành phố với hơn 660 conheo mắc bệnh đã tiêu hủy và bệnh cúmgia cầm cũng đã xảy ra tại huyện Ngọc Hồi, đến nay đã có 02 xã có dịch vơí2.986 con gia cầm mắc bệnh đã tiêu hủy.

Kon Tum tiêu hủy heo bị lở mồm long móng (Ảnh: TL)

Kon Tum tiêu hủy heo bị lở mồm long móng (Ảnh: TL)

Thời gian qua, các địa phương và cơ quan chuyên môn đã tích cực triểnkhai các biện pháp chống dịch bệnh.

Tuy nhiên, hiện nay, các hoạt độngvận chuyển, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm sẽ tăng mạnh trong dịp TếtNguyên đán 2019, kết hợp với điều kiện thời tiết chuyển lạnh, thuận lợi cho mầmbệnh tồn tại, phát tán nhanh làm cho dịch bệnh khó kiểm soát hơn, do vậy cónguy cơ lây lan nhanh trên diện rộng.

Cấp bách phòng, chống dịch

Trước nguy cơ lây lan dịch trên diện rộng, ngày 18/1, UBND tỉnh Kon Tum đã phải phát đi Công điện hoảtốc về việc triển khai các biện pháp cấp báchphòng, chống dịch Cúm gia cầm, dịch Lở mồm long móng gia súc và tăng cường quảnlý an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Công điện hỏa tốc của UBND tỉnh Kon Tum (Ảnh: VH)

Theo đó, tỉnh này yêu cầu các sở, ngành, đơn vị thuộc tỉnh và các đơn vịliên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao khẩn trương tiếp tục triển khai quyếtliệt, đồng bộ các biện phápphòng, chống rét và dịch bệnh cho vật nuôi trên địa bàn theo các văn bản chỉ đạocủa Trung ương, địa phương vàcác quy định pháp luật liên quan.

Cần chủ động phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, vật nuôi; xử lý ngay các sự cốgây ônhiễm môitrường, pháttán mầm bệnh nhằm giảm thiểu nguy cơ phát sinhdịch bệnh và hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người chăn nuôi; nhanh chóng khống chế, dập tắt các ổ dịchbệnh đang xảy ra; đồng thời, không để tình trạng thu gom gia súc, gia cầm mắc bệnhđể chế biến thực phẩm trên địa bàn.

Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nâng caonhận thức trong nhân dân chấp hành nghiêm quy định của Luật Thú y trong việcphòng, chống dịch bệnh cho động vật; không được chủ quan, thực hiện đồng bộ cácbiện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự phát sinh và lây landịch bệnh gia súc, gia cầm.

Song song với đó là tăng cường công tác kiểm soát, vận chuyển động vật,sản phẩm động vật, đặc biệt là trong dịp Tết Nguyên đán 2019; quản lý chặt chẽviệc mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn;thực hiện nghiêm việc kiểm dịch vận chuyển động vật, kiểm soát giết mổ trên địabàn theo quy định.

Tỉnh Kon Tum yêu cầu các đơn vị, trong thời điểm này, phải xem công tác phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo (Ảnh: TL)

Đối với UBND các huyện, thành phốđặc biệt là TP. Kon Tum, cáchuyện: Đăk Hà, Đăk Tô và Ngọc Hồi là các địa phương đang có dịch, phải xác định công tác phòng chống dịch bệnhlở mồm long móng và cúm gia cầmlà nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của đơn vị...

Bên cạnh đó, cần tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện các biện pháp kỹ thuật,chuyên môn; thành lập đoàncông tác đến các địa phương để kiểm tra, đôn đốc hướng dẫn các biện pháp phòngchống dịch; tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đối tượng thu gom, chế biến, giếtmổ, buôn bán động vật mắc bệnh; thực hiện đồng bộ, đầy đủ các biện pháp chống dịchngăn ngừa dịch bệnh lây lan ra diện rộng…

“Địa phương nào để xảy ra tình trạng thu gom, giết mổ, cất trữ đông lạnh,chế biến, tiêu thụ gia súc, gia cầm mắc bệnh thì Chủ tịch UBND huyện phải chịutrách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch tỉnh...”, công điện hỏa tốc, nhấn mạnh.

VIÊN HỮU

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/tin-tuc/kon-tum-dich-benh-tren-gia-suc-gia-cam-nong-dip-tet/2019011910355069