Kinh tế Trung Quốc lại phát 'tín hiệu xấu'

Một loạt dữ liệu được công bố ngày 14-8 cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ thêm nhiều điểm yếu trong tháng 7, bao gồm sụt giảm sản lượng công nghiệp xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang hứng chịu khi cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Một loạt dữ liệu được công bố ngày 14-8 cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ thêm nhiều điểm yếu trong tháng 7, bao gồm sụt giảm sản lượng công nghiệp xuống mức thấp nhất trong 17 năm qua. Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang hứng chịu khi cuộc chiến thương mại leo thang với Mỹ gây thiệt hại nặng nề cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Xe tải vận chuyển container tại một cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Xe tải vận chuyển container tại một cảng ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Hoạt động kinh tế tại Trung Quốc vẫn tiếp tục hạ nhiệt dù chính phủ đã tung ra một loạt các biện pháp kích thích tăng trưởng trong năm qua. Điều này đặt ra câu hỏi về việc có cần kích thích mạnh hơn hay không, hay là động thái này có nguy cơ làm tăng thêm nợ.

Sau khi có chút cải thiện vào tháng 6, các nhà phân tích cho biết, dữ liệu mới nhất là bằng chứng cho thấy nhu cầu đã chững lại trong tháng trước, từ sản lượng công nghiệp và đầu tư đến doanh số bán lẻ. Điều này xảy ra sau khi các cuộc điều tra cho thấy, hoạt động cho vay tại ngân hàng yếu hơn và ảm đạm hơn dự kiến, và cần sớm có thêm chính sách hỗ trợ. “Nền kinh tế của Trung Quốc cần được kích thích mạnh mẽ hơn bởi vì dữ liệu hiện nay cho thấy, nền kinh tế yếu hơn nhiều so với mong đợi.

Giảm hơn nhiều so với dự báo

Theo báo cáo từ Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng công nghiệp tháng 7 tăng 4,8% so với 1 năm trước, thấp hơn so với dự báo và là mức độ tăng yếu rõ rệt kể từ tháng 2-2002. Trước đó, các nhà phân tích dự báo chỉ số này sẽ tăng chậm lại ở mức 5,8% từ mức 6,3% của tháng 6 do Washington chính thức áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ tháng 5.

Đầu tư cơ sở hạ tầng, lĩnh vực mà Bắc Kinh đang tập trung để ổn định nền kinh tế, cũng đã giảm trở lại. Đầu tư bất động sản, vốn là một điểm sáng hiếm hoi bất chấp lo ngại về bong bóng nhà đất tiềm năng, cũng không mấy khả quan. Sản lượng thép thô giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 7, trong khi sản xuất xe cơ giới tiếp tục giảm hai con số. Bộ công nghiệp hồi tháng trước cho biết, nước này cần những “nỗ lực gian khổ” để đạt được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp năm 2019 là 5,5-6,0%.

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc hạ nhiệt xuống mức thấp trong 30 năm qua, ở mức 6,2% trong quý II trong khi niềm tin kinh doanh vẫn không ổn định, ảnh hưởng đến đầu tư. Trong khi các quan chức cảnh báo sẽ mất thời gian để nâng mức đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tăng trưởng trong lĩnh vực xây dựng thấp hơn so với dự kiến. Đầu tư cơ sở hạ tầng đã tăng 3,8% trong 7 tháng đầu năm so với một năm trước, thấp hơn mức 4,1% trong nửa đầu năm 2019 mặc dù chính phủ đã phát hành trái phiếu, chủ yếu để tài trợ cho các dự án đường bộ, đường sắt và các công trình dân sự khác.

Doanh số bán lẻ cũng đang chỉ ra sự thận trọng ngày càng tăng của người tiêu dùng, thể hiện rõ ràng nhất ở doanh số bán ô-tô giảm. Lo lắng về việc làm cũng có thể là một nguyên nhân. Thất nghiệp dựa trên khảo sát trên toàn quốc đã tăng tới 5,3% so với 5,1% trong tháng 6, mặc dù nhiều người theo dõi thị trường tin rằng con số này có thể cao hơn nhiều. “Chúng tôi duy trì quan điểm rằng tăng trưởng kinh tế vẫn chưa chạm đáy và hy vọng Bắc Kinh sẽ duy trì chính sách nới lỏng”, các nhà kinh tế học tại Viện Nghiên cứu Nomura cho biết.

Năm ngoái, các nhà chức trách Trung Quốc đã công bố chi hàng trăm tỷ USD cho cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế doanh nghiệp, cũng như liên tục cắt giảm yêu cầu dự trữ ngân hàng (RRR) để giải phóng thêm tiền cho vay và giảm chi phí vay. Nhưng nhu cầu tín dụng không tăng lên, do các Cty thận trọng thực hiện đầu tư do triển vọng kinh doanh không mấy sáng sủa và các ngân hàng cảnh giác với các khoản nợ xấu gia tăng.

Cuộc chiến thương mại leo thang

Sự leo thang căng thẳng trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc những tháng gần đây gây áp lực lên cả hai nền kinh tế và làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu. Một “lệnh ngừng bắn ngắn” đã bị phá vỡ vào đầu tháng này sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ áp thuế 10% đối với 300 tỷ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc kể từ ngày 1-9.

Trung Quốc đã để đồng NDT của mình trượt xuống mức thấp trong 11 năm qua, khiến Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc Bắc Kinh thao túng tiền tệ. Tuy nhiên, một số cứu trợ rất cần thiết đã được đưa ra hôm 13-8, sau khi ông Trump tuyên bố sẽ trì hoãn thuế đối với một số mặt hàng nhập khẩu của Trung Quốc bao gồm điện thoại di động và các mặt hàng tiêu dùng khác. Mặc dù vậy, mức thuế quan mới sẽ có hiệu lực vào tháng tới đối với khoảng một nửa danh mục hàng hóa trị giá 300 tỷ USD của Trung Quốc, và các nhà phân tích cho rằng, hy vọng về một thỏa thuận thương mại dài hạn giữa hai cường quốc kinh tế đã không còn nữa.

AN BÌNH

Nguồn CAĐN: http://cadn.com.vn/news/91_211021_kinh-te-trung-quoc-lai-phat-tin-hieu-xau-.aspx