Kinh tế Mỹ: Suy thoái là không thể tránh khỏi?

'Một cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi trong 12-18 tháng tới' cựu Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) New York Bill Dudley đã viết như vậy trong một bài báo gần đây của Bloomberg.

Một số chuyên gia cho rằng, kinh tế Mỹ Mỹ sẽ phải đối mặt với suy thoái vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. (Nguồn: Twitter)

Một số chuyên gia cho rằng, kinh tế Mỹ Mỹ sẽ phải đối mặt với suy thoái vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau. (Nguồn: Twitter)

Khi Fed ra sức nỗ lực kiềm chế mức lạm phát tồi tệ nhất trong bốn thập niên, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - một thước đo được theo dõi tăng trưởng kinh tế chỉ ra rằng, Mỹ đã có hai quý tăng trưởng giảm liên tiếp.

Ngày 28/7, Bộ Thương mại Mỹ công bố số liệu cho thấy, GDP quý II/2022 của nền kinh tế lớn nhất thế giới giảm 0,9% so với cùng kỳ năm ngoái, sau mức giảm 1,6% trong quý I/2022. Thông thường, hai quý liên tiếp ghi nhận tăng trưởng âm được xem là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy một cuộc suy thoái đang diễn ra.

Một số nhà kinh tế tin rằng, nền kinh tế đã rơi vào suy thoái, khi hai quý liên tiếp tăng trưởng kinh tế âm, đáp ứng định nghĩa kỹ thuật. Trong khi đó, những người khác lại lập luận rằng, một cuộc suy thoái có thể đến sau đó vài tháng.

Chuyên gia đầu tư và giám đốc điều hành công ty quản lý đầu tư Ark Invest Cathie Wood nằm trong số những người nhận thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trong thời kỳ suy thoái.

Chuyên gia Wood nói: "Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi đang ở trong một cuộc suy thoái. Vấn đề lớn ở đó là hàng tồn kho ... sự gia tăng mà tôi chưa bao giờ thấy lớn đến mức này trong sự nghiệp của mình. Hàng tồn kho trong quý II/2022 đã giảm với tốc độ 0,3%, so với mức tăng 2% trong giai đoạn trước đó”.

Theo Viện quản lý cung ứng (ISM) có trụ sở tại Mỹ, lĩnh vực sản xuất của nước này tăng trưởng chậm hơn trong tháng 6/2022 trong bối cảnh chuỗi cung ứng tiếp tục tắc nghẽn và lạm phát gia tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) đứng ở mức 53%, giảm 3,1%.

Dữ liệu ISM mới nhất cũng cho thấy, lĩnh vực dịch vụ của Mỹ trong tháng 6/2022 cũng có mức tăng trưởng chậm hơn so với tháng trước.

Tim Quinlan và Shannon Seery, hai nhà kinh tế tại công ty Wells Fargo Securities nhận thấy: “Hoạt động dịch vụ tại Mỹ đang hạ nhiệt”.

Nhiều nhà kinh tế cũng nhận định với lạm phát cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp và lập trường "diều hâu" hơn của Fed đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái.

Cựu Chủ tịch Fed tại New York Bill Dudley đã viết trong một bài báo gần đây của Bloomberg rằng, một cuộc suy thoái là không thể tránh khỏi trong 12-18 tháng tới.

Hiên tại, các thị trường tài chính đang đặt cược vào Fed theo những cách khác. Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 2 năm đã vượt lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm với biên độ cao nhất trong khoảng 22 năm vào ngày 5/8.

Hiện tượng đó được gọi là đường cong lợi suất đảo ngược, là một dấu hiệu suy thoái đáng kể, đặc biệt khi nó diễn ra trong một thời gian dài. Trong trường hợp hiện tại, sự đảo ngược này đã diễn ra từ đầu tháng 7/2022.

Ông Bill Dudley nhấn mạnh: "Tôi nghĩ rằng Fed đang quá 'diều hâu' vào thời điểm nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại và thị trường tài chính gặp khó khăn. Mỹ sẽ phải đối mặt với suy thoái vào cuối năm nay hoặc đầu năm sau".

Desmond Lachman, thành viên cấp cao tại Viện doanh nghiệp Mỹ cũng nhận thấy, hai quý âm liên tiếp là định nghĩa phổ biến của suy thoái. Nhưng quyết định chính thức về việc liệu Mỹ có suy thoái hay không là nhiệm vụ của Cục Nghiên cứu kinh tế quốc gia Mỹ (NBER).

NBER nhấn mạnh rằng, suy thoái liên quan đến sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế trải rộng trên toàn nền kinh tế và kéo dài vài tháng.

Theo ông Lachman: “Trong khi đó, thị trường lao động hoạt động tốt, tôi không chắc NBER sẽ vội vàng kết luận rằng, Mỹ đang trong thời kỳ suy thoái”.

Ngày 5/8, Bộ Lao động Mỹ công bố số liệu cho thấy, các nhà tuyển dụng Mỹ đã bổ sung thêm 582.000 việc làm trong tháng 7/2022 trong bối cảnh thị trường lao động tiếp tục thắt chặt. Mức tăng việc làm này đã giúp hạ tỷ lệ thất nghiệp trở lại mức thấp trước đại dịch là 3,5%.

Số liệu này báo hiệu, sự phục hồi hoàn toàn từ những mất mát được thấy sớm trong đại dịch. Sự phục hồi đó diễn ra nhanh hơn gần ba lần so với sự phục hồi từ cuộc Đại suy thoái.

Viện nghiên cứu kinh tế quốc tế Peterson (PIIE) nhận định: "Báo cáo việc làm của Mỹ tiếp tục cho thấy một thị trường lao động mạnh mẽ, phù hợp với một nền kinh tế vững mạnh và áp lực lạm phát vừa phải".

Oren Klachkin, nhà kinh tế hàng đầu của Mỹ tại Oxford Economics cho biết, những tin tức đáng khích lệ về tình trạng của nền kinh tế sẽ dần được đưa ra vào những tháng cuối năm.

Nhà kinh tế này nhấn mạnh: "Đà phục hồi của nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở trong gương chiếu hậu và không có nghĩa là suy thoái kinh tế đã bắt đầu".

(theo Xinhua, Business Insider)

Linh Chi

Nguồn TG&VN: https://baoquocte.vn/kinh-te-my-suy-thoai-la-khong-the-tranh-khoi-193649.html