Kinh tế chuyển biến tích cực

Nền kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực và năm 2017 có khả năng hoàn thành, vượt 13 chỉ tiêu mà Quốc hội (QH) đã phê duyệt. Những kết quả đạt được trong năm 2017 sẽ là nền tảng, là động lực để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2018.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2017 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra khi chỉ còn đúng một tháng nữa là kết thúc năm 2017, một năm nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, đến nay, tình hình KT-XH đạt nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao, 11 tháng tăng 9,3% (cùng kỳ năm 2016 tăng 7,4%). Khu vực dịch vụ cũng phục hồi mạnh với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 10,7%... Những yếu tố đó minh chứng tăng trưởng kinh tế (TTKT) vẫn đang tăng tốc, song kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 chỉ tăng 0,13% so tháng trước, tăng 2,38% so tháng 12-2016 và tăng 2,62% so cùng kỳ năm 2016; CPI bình quân 11 tháng năm nay tăng 3,61% so bình quân cùng kỳ năm 2016; lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,42%.

Bên cạnh đó, các cân đối lớn được giữ vững; thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tăng khá, tính đến ngày 15-11-2017 ước tính đạt 999.100 tỷ đồng, bằng 82,4% dự toán năm. Vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 11 tháng đạt 33,1 tỷ USD. Xuất khẩu đạt hơn 193 tỷ USD, xuất siêu 2,8 tỷ USD... Đặc biệt thị trường tiền tệ ổn định, tín dụng tăng trưởng tích cực, mặt bằng lãi suất giảm đã hỗ trợ tích cực TTKT trong bối cảnh giải ngân đầu tư công gặp nhiều khó khăn. Thị trường ngoại hối, tỷ giá cũng được duy trì ổn định dù đồng USD trên thị trường thế giới liên tục biến động mạnh. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, VND là đồng tiền ổn định nhất trong khu vực. Tỷ giá ổn định cũng góp phần giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mua thêm được nhiều ngoại tệ để nâng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục mới 46 tỷ USD…

Bên cạnh kết quả được, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. Thiên tai, bão lũ diễn biến khó lường gây nhiều thiệt hại về người và tài sản; sản xuất, kinh doanh vẫn khó khăn, lượng doanh nghiệp (DN) giải thể, ngừng hoạt động trong 11 tháng qua lên tới gần 66.500 DN… Tuy nhiên, năm 2017 có khả năng hoàn thành và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu mà QH đề ra. Kết quả đó sẽ là nền tảng, động lực để thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018.

Kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV vừa diễn ra mới đây đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018 với mục tiêu tổng quát là tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh... với các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như: GDP tăng 6,5% - 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP.

Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, về nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH tháng 12-2017 và đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong tháng cuối năm và dịp Tết cổ truyền, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ sẽ tăng cao, tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy nhanh; các bộ, ngành, địa phương cần tận dụng cơ hội này cho phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả tốt hơn, toàn diện hơn… Yêu cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại tệ để có chính sách điều chỉnh kịp thời, không để xảy ra biến động lớn trong tháng cuối năm và dịp Tết; chuẩn bị tốt nguồn hàng, bảo đảm cung cầu hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về phương hướng, nhiệm vụ, các trọng tâm chỉ đạo, điều hành năm 2018, cụ thể là xây dựng Nghị quyết 01 năm 2018, văn bản chủ đạo, quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và cả hệ thống hành chính nhà nước trong năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ đã xác định thực hiện nhất quán ba trọng tâm chỉ đạo điều hành năm 2018. Thứ nhất, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển DN, thúc đẩy tăng trưởng. Thứ hai, quyết liệt cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Thứ ba, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm...

Tại phiên họp lần này, các thành viên Chính phủ còn tập trung bàn về các vấn đề hoàn thiện, xây dựng thể chế. Cụ thể, Chính phủ đã bàn về dự thảo Nghị quyết ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết T.Ư 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập; bàn nội dung sửa đổi, bổ sung một loạt các luật liên quan đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trường, đầu tư kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành và quy hoạch… Đây là những nội dung lớn, rất quan trọng.

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11-2017 dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc diễn ra khi chỉ còn đúng một tháng nữa là kết thúc năm 2017, một năm nhiều khó khăn, thử thách. Tuy nhiên, đến nay, tình hình KT-XH đạt nhiều kết quả tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Cụ thể, sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng cao, 11 tháng tăng 9,3% (cùng kỳ năm 2016 tăng 7,4%). Khu vực dịch vụ cũng phục hồi mạnh với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 11 tháng tăng 10,7%... Những yếu tố đó minh chứng tăng trưởng kinh tế (TTKT) vẫn đang tăng tốc, song kinh tế vĩ mô vẫn được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát ở mức thấp. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 chỉ tăng 0,13% so tháng trước, tăng 2,38% so tháng 12-2016 và tăng 2,62% so cùng kỳ năm 2016; CPI bình quân 11 tháng năm nay tăng 3,61% so bình quân cùng kỳ năm 2016; lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,42%.

Bên cạnh đó, các cân đối lớn được giữ vững; thu ngân sách Nhà nước (NSNN) tăng khá, tính đến ngày 15-11-2017 ước tính đạt 999.100 tỷ đồng, bằng 82,4% dự toán năm. Vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần 11 tháng đạt 33,1 tỷ USD. Xuất khẩu đạt hơn 193 tỷ USD, xuất siêu 2,8 tỷ USD... Đặc biệt thị trường tiền tệ ổn định, tín dụng tăng trưởng tích cực, mặt bằng lãi suất giảm đã hỗ trợ tích cực TTKT trong bối cảnh giải ngân đầu tư công gặp nhiều khó khăn. Thị trường ngoại hối, tỷ giá cũng được duy trì ổn định dù đồng USD trên thị trường thế giới liên tục biến động mạnh. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, VND là đồng tiền ổn định nhất trong khu vực. Tỷ giá ổn định cũng góp phần giúp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) mua thêm được nhiều ngoại tệ để nâng dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục mới 46 tỷ USD…

Bên cạnh kết quả được, chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn. Thiên tai, bão lũ diễn biến khó lường gây nhiều thiệt hại về người và tài sản; sản xuất, kinh doanh vẫn khó khăn, lượng doanh nghiệp (DN) giải thể, ngừng hoạt động trong 11 tháng qua lên tới gần 66.500 DN… Tuy nhiên, năm 2017 có khả năng hoàn thành và vượt toàn bộ 13 chỉ tiêu mà QH đề ra. Kết quả đó sẽ là nền tảng, động lực để thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018.

Kỳ họp thứ 4, QH khóa XIV vừa diễn ra mới đây đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2018 với mục tiêu tổng quát là tiếp tục bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. Tạo chuyển biến rõ nét trong thực hiện ba đột phá chiến lược, đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh... với các chỉ tiêu kinh tế cụ thể như: GDP tăng 6,5% - 6,7%; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 7% - 8%; tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân khoảng 4%; tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 33% - 34% GDP.

Phát biểu ý kiến kết luận phiên họp, về nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH tháng 12-2017 và đầu năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong tháng cuối năm và dịp Tết cổ truyền, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa dịch vụ sẽ tăng cao, tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản được đẩy nhanh; các bộ, ngành, địa phương cần tận dụng cơ hội này cho phát triển sản xuất, kinh doanh; đồng thời nỗ lực phấn đấu đạt được kết quả tốt hơn, toàn diện hơn… Yêu cầu tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thị trường tiền tệ, tín dụng, lãi suất, tỷ giá hối đoái, thị trường ngoại tệ để có chính sách điều chỉnh kịp thời, không để xảy ra biến động lớn trong tháng cuối năm và dịp Tết; chuẩn bị tốt nguồn hàng, bảo đảm cung cầu hàng hóa, chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hàng giả, hàng kém chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về phương hướng, nhiệm vụ, các trọng tâm chỉ đạo, điều hành năm 2018, cụ thể là xây dựng Nghị quyết 01 năm 2018, văn bản chủ đạo, quan trọng nhất trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ và cả hệ thống hành chính nhà nước trong năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ đã xác định thực hiện nhất quán ba trọng tâm chỉ đạo điều hành năm 2018. Thứ nhất, tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; khuyến khích đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển DN, thúc đẩy tăng trưởng. Thứ hai, quyết liệt cải cách hành chính; tăng cường kỷ luật kỷ cương, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật và chỉ đạo điều hành ở tất cả các ngành, các cấp. Thứ ba, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm...

Tại phiên họp lần này, các thành viên Chính phủ còn tập trung bàn về các vấn đề hoàn thiện, xây dựng thể chế. Cụ thể, Chính phủ đã bàn về dự thảo Nghị quyết ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết T.Ư 6 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; về đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập; bàn nội dung sửa đổi, bổ sung một loạt các luật liên quan đất đai, xây dựng, nhà ở, môi trường, đầu tư kinh doanh, kiểm tra chuyên ngành và quy hoạch… Đây là những nội dung lớn, rất quan trọng.

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/baothoinay/baothoinay-kinhte/item/34968602-kinh-te-chuyen-bien-tich-cuc.html