Kinh nghiệm sáng tạo của người lính thợ

Trong những năm qua, công tác an toàn vệ sinh lao động tại nhiều doanh nghiệp luôn được các cấp công đoàn quan tâm, triển khai thực hiện có hiệu quả nhằm cải thiện điều kiện làm việc an toàn và vệ sinh, xây dựng văn hóa an toàn lao động tại nơi làm việc, chủ động phòng ngừa lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Nhà máy Z131, Ban Công đoàn Quốc phòng là điển hình trong công tác này.

Bà Giang Thị Thu Hiền, Chủ tịch Công đoàn Nhà máy Z131, Ban Công đoàn Quốc phòng cho biết, Nhà máy Z131 là doanh nghiệp quốc phòng an ninh, đóng quân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Với trên 1.300 cán bộ công nhân viên, trong đó đoàn viên công đoàn chiếm 98% tổng số cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

Các sản phẩm kinh tế do Nhà máy Z131 sản xuất đã được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng.

Các sản phẩm kinh tế do Nhà máy Z131 sản xuất đã được khách hàng trong và ngoài nước tin dùng.

Nhiệm vụ chính là sản xuất các loại đạn chống tăng, các loại lựu đạn, mìn phục vụ công tác huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu. Ngoài ra, Nhà máy còn lấy hiệu quả sản xuất để duy trì đội ngũ, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong mọi tình huống. Các sản phẩm kinh tế chủ yếu của Nhà máy là vật liệu nổ công nghiệp, các sản phẩm cơ khí, nhựa... Trong nhiều năm liền, tình hình sản xuất kinh doanh của Nhà máy luôn ổn định và phát triển. Thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người lao động không ngừng được nâng cao. Cán bộ công nhân viên được đào tạo cơ bản, có phẩm chất, năng lực, kỷ luật, đoàn kết, gắn bó với đơn vị.

Theo bà Giang Thị Thu Hiền, kinh nghiệm sáng tạo của người lính thợ được thể hiện ở mô hình tiêu biểu - cách làm sáng tạo - sự lan tỏa sâu rộng - và hiệu quả mang lại tại công đoàn cơ sở 1 Nhà máy Z131 như sau: Thực hiện phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” trong tổ chức Công đoàn Quân đội, hiện có hàng trăm mô hình đang được thực hiện có hiệu quả như: Mô hình “Mỗi kỹ sư một đề tài”, “Mỗi Tổ công đoàn một sáng kiến”, “Tổ công đoàn sáng tạo”, “Mỗi công đoàn cơ sở có từ 1-2 công trình sản phẩm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, “Nghiên cứu khoa học trong cán bộ, đoàn viên công đoàn”, “Sáng tạo kỹ thuật”, “Sửa chữa giỏi, vận chuyển an toàn, kiểm định chính xác”... Đây là những mô hình tiêu biểu trong hàng trăm mô hình mà hiện nay công đoàn cơ sở Nhà máy Z131 đang thực hiện rất hiệu quả, đặc biệt là mô hình “Mỗi công đoàn cơ sở có từ 1-2 công trình sản phẩm, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật”, mô hình “Sáng tạo kỹ thuật”.

Cách làm sáng tạo - tạo sự lan tỏa sâu rộng.Đối với người “Lính thợ” những đoàn viên công đoàn mặc áo lính, với truyền thống càng khó khăn trong lao động sản xuất thì họ lại càng sản sinh ra những ý tưởng, sáng kiến để phục vụ cho chính nhiệm vụ của họ. Bằng việc tuyên truyền tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức cho người lao động trong cơ chế thị trường (quán triệt sâu sắc nhiệm vụ, để doanh nghiệp ổn định và phát triển vững chắc, đảm bảo việc làm, thu nhập, người lao động phải có trách nhiệm đến cùng với sản phẩm mình làm ra, đáp ứng yêu cầu khách hàng về giá thành, tiến độ, số lượng, chất lượng;...). Gắn công tác tuyên truyền giáo dục với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, Cuộc vận động “Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”. Phát huy vai trò tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên nhất là cán bộ công đoàn. Do vậy, phong trào thi phát huy sáng kiến thường xuyên được lan tỏa trong từng Tổ công đoàn và mọi đoàn viên, người lao động đến cán bộ lãnh đạo, quản lý. Vai trò của Công đoàn là đã tạo được sự lan tỏa phong trào.

Bà Giang Thị Thu Hiền cũng cho biết, hàng năm, công đoàn cơ sở phối hợp các cơ quan chức năng trong Nhà máy tổ chức thi tay nghề bậc thợ và tích cực tham gia thi “Sản phẩm, đề tài sáng tạo”. Đây là hoạt động rất thiết thực, nhằm đẩy mạnh phong trào “Luyện tay nghề, thi thợ giỏi” và phát huy sáng kiến của đoàn viên, người lao động trong tổ chức Công đoàn Quốc phòng. Có hai vấn đề rất quan trọng đạt được trong tổ chức thi hai nội dung này: Một là, những người thợ giỏi sau thi đều là những hạt nhân, nhân tố tạo thêm nhiều thợ giỏi (bàn tay vàng) trong lao động sản xuất.

Từ năm 2017 đến nay, Nhà máy liên tục được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tôn vinh là “Doanh nghiệp vì người lao động” trong toàn quốc, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020. Hai năm liền 2018, 2019 Nhà máy được tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và nhiều khen thưởng khác...

Bên cạnh sự chính xác của trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại thì kinh nghiệm và sự khéo léo của người lính thợ cũng góp phần quan trọng trong sản xuất, cho nên việc tổ chức thi thợ giỏi nhằm lựa chọn, tôn vinh những người lính thợ có bàn tay vàng (nhất là thợ nguội cơ khí); Hai là, thông qua các hội thi để đánh giá trình độ tay nghề bậc thợ, đánh giá khả năng nghiên cứu làm chủ sản xuất, làm cơ sở để công đoàn cơ sở tham mưu, đề xuất với giám đốc doanh nghiệp, các cơ quan chức năng có kế hoạch huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và năng lực sáng tạo đối với người lao động. Đây là cách rất hiệu quả “làm một đạt hai” đó là: Lấy điển hình để nhân rộng điển hình, tạo sự lan tỏa bằng chính những công việc hàng ngày và nâng tầm của công đoàn cơ sở trong tham mưu, đề xuất trúng, đúng về xây dựng đội ngũ, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ.

Thông qua việc áp dụng các hệ thống, chương trình quản lý tiên tiến: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2015; chương trình 5S (theo nguyên tắc sàng lọc- sắp xếp- sạch sẽ- săn sóc- sẵn sàng); Chương trình Kai zen (cải tiến thường xuyên), trả lương theo nguyên tắc 3P (chức danh, trình độ, hiệu suất công việc)…, gắn với việc kiện toàn và thực hiện nghiêm hệ thống quy chế, quy định thưởng phạt rõ ràng, nghiêm minh, rút ngắn “sợi dây kinh nghiệm”…, Công đoàn đã phát huy vai trò của mình trong công tác chủ trì, phối hợp hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình.

Nếu như hàng năm, tổ chức công đoàn trong quân đội có khoảng hơn 6.000 đề tài, sáng kiến với giá trị làm lợi ước tính khoảng trên 500 tỷ đồng, thì riêng công đoàn cơ sở Nhà máy Z131 hàng năm có khoảng gần 500 đề tài, sáng kiến, ước tính làm lợi khoảng trên 3 tỷ đồng và đặc biệt số đề tài, sáng kiến hàng năm đều tăng (năm 2020 dự kiến số lượng sáng kiến cải tiến kỹ thuật đạt gần 1.000, tăng 3 lần so với năm 2015). Các sáng kiến của cán bộ, đoàn viên, người lao động tập trung vào nâng cao năng suất lao động, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện môi trường làm việc, bảo đảm an toàn lao động...Bên cạnh các sáng kiến về kỹ thuật, các sáng kiến về nghiệp vụ, công tác đảng, công tác chính trị, công tác hành chính dần tăng về số lượng, hướng tới cải cách, rút ngắn thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả công tác.

Từ những mô hình, cách làm và hiệu quả nêu trên đã góp phần xây dựng Nhà máy phát triển mạnh cả về quy mô và năng lực sản xuất. Nhiều năm liền, Nhà máy Z131 là đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và tỉnh Thái Nguyên. Từ năm 2017 đến nay, Nhà máy liên tục được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam tôn vinh là “Doanh nghiệp vì người lao động” trong toàn quốc, được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2020. Hai năm liền 2018, 2019 Nhà máy được tặng cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ và nhiều khen thưởng khác...

H. Phong

Nguồn LĐTĐ: https://laodongthudo.vn/kinh-nghiem-sang-tao-cua-nguoi-linh-tho-113783.html