Kinh ngạc siêu thiết giáp hạm to bằng tàu sân bay của Mỹ

Hải quân Mỹ kỳ vọng siêu thiết giáp hạm này sẽ giúp họ có thể 'làm gỏi' được thiết giáp hạm Yamato khổng lồ của Nhật Bản, nhất là khi nó được trang bị súng to, giáp dày hơn hẳn kẻ thù không đội trời chung với mình.

Được thiết kế để trở thành siêu thiết giáp hạm đối trọng với chiếc Yamato của Nhật Bản, thiết giáp hạm lớp Montana của Mỹ là một trong những thiết giáp hạm lớn nhất từng được con người chế tạo. Nguồn ảnh: limey.net.

Lớp thiết giáp hạm này được phát triển từ lớp Iowa của Mỹ nhưng nó được tăng cường khả năng bọc thép tốt hơn, lớn hơn và tất nhiên là cũng chậm hơn. Nguồn ảnh: limey.net.

Hải quân Mỹ đã từng dự kiến sẽ đóng tổng cộng 5 chiếc thiết giáp hạm loại này với mỗi chiếc có độ giãn nước tối đa lên tới 71.000 tấn, dài 280 mét, lườn rộng 36,93 mét và mớm nước tối đa lên tới 10,97 mét. Nguồn ảnh: Wiki.

Để có thể di chuyển được con quái vật này, thiết giáp hạm Montana cần tới 8 nồi hơi điện và 4 động cơ tua-bin khí, cung cấp tổng cộng 172.000 sức ngựa để nó có thể di chuyển được với tốc độ tối đa khoảng 28 hải lý trên giờ tương đương với 52 km/h. Nguồn ảnh: Art.

Siêu thiết giáp hạm Montana có tầm hoạt động tối đa khoảng 28.000 km ở vận tốc khoảng 15 hải lý trên giờ, tương đương với 28 km/h. Nguồn ảnh: limey.net

Dự kiến, với phiên bản Soái hạm, thiết giáp hạm này sẽ có thủy thủ đoàn đầy đủ 2789 người, trong khi đó với phiên bản bình thường, thiết giáp hạm Montana sẽ có thủy thủ đoàn đầy đủ la 2355 người. Nguồn ảnh: navysite.de

Hỏa lực trên thiết giáp hạm Montana được báo chí Mỹ thời bấy giờ gọi là "Hơi thở của quỷ" với tổng cộng 12 pháo 406mm/56 và 20 pháo 127mm/54. Kèm theo đó là khoảng 40 khẩu pháo 40mm và 56 khẩu 20mm làm nhiệm vụ phòng không. Nguồn ảnh: Tube.

Tàu được bọc thép hai bên lườn dày tới 409mm, phần thân tàu chìm dưới nước được bọc thép dày tổng cộng 183mm, đảm bảo tàu có khả năng chịu được những quả đạn hải pháo cỡ 120mm bắn trực diện vào thân mà không hề hấn gì. Nguồn ảnh: navsource.org

Thậm chí, sàn tàu cũng được bọc tới hai lớp thép, lớp đầu tiên dày tổng công 57mm, lớp thứ hai dày 179mm, đảm bảo những phát đạn từ phía đối phương không thể xuyên thủng sàn tàu được. Nguồn ảnh: navsource.org

Tuy vậy, do sự thay đổi căn bản trong chiến thuật hải quân của Mỹ thời gian này và yêu cầu gấp rút của cuộc chiến, Hải quân Mỹ đã lựa chọn các thiết giáp hạm lớp Iowa để làm thiết giáp hạm hộ tống các tàu sân bay lớp Essex thay vì lựa chọn Montana - vốn được coi là không đủ tốc độ để theo kịp các tàu sân bay lớp Essex. Nguồn ảnh: navsource.org

Cả 5 chiếc thiết giáp hạm Montana dự kiến được đóng mới đã phải hủy bỏ ngay khi còn nằm trong trứng nước. Đến tận ngày nay, thiết giáp hạm lớn nhất thế giới này vẫn mãi chỉ là dự án nằm trên giấy. Nguồn ảnh: WoW.

Mời độc giả xem Video: Cận cảnh những thước phim máu lửa nhất về cuộc chiến của Hải quân Mỹ và Không quân Nhật Bản trên vủng trời Thái Bình Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-ngac-sieu-thiet-giap-ham-to-bang-tau-san-bay-cua-my-1033769.html