Kinh ngạc công nghệ Nhật: Sử dụng pin điện thoại chạy tàu ngầm

Tàu ngầm thứ 11 được Nhật Bản đóng theo lớp Soryu là chiếc đầu tiên trong lớp này được trang bị công nghệ pin lithium-ion vốn được sử dụng trên các dòng điện thoại di động hiện đại ngày nay.

Được chế tạo bởi tổ hợp công nghiệp nặng Mitsubishi. Hôm 4/10 vừa qua, Nhật Bản đã cho hạ thủy tàu ngầm thứ 11 được đóng theo lớp tàu ngầm tấn công diesel-điện Soryu. Tàu được mang tên Oryu và có số hiện SS 511. Nguồn ảnh: Australiandefence.

Đây cũng là tàu ngầm đầu tiên của Nhật Bản được trang bị pin công nghệ Lithium-ion - công nghệ pin được sử dụng rộng rãi trên điện thoại di động ngày nay. So với việc sử dụng pin bằng ác quy, pin công nghệ lithium-ion được cho là có độ ưu việt tốt hơn. Nguồn ảnh: Australiandefence.

Cụ thể, pin lithium-ion có tuổi thọ cao hơn và trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với ác-quy. Công nghệ pin lithium-ion hiện nay cũng giúp nó có thể đạt được công suất gần như tương đương với ác-quy trong khi đó thời gian sạc lại được rút ngắn và quá trình bảo dưỡng dễ dàng hơn nhiều. Nguồn ảnh: Australiandefence.

Tàu ngầm SS 511 là tàu ngầm thứ 11 trong lớp Soryu và là chiếc thứ 6 được đóng bởi Tổ hợp Công nghiệp nặng Mitsubishi của Nhật Bản. Năm chiếc khác trong số này được đóng bởi tổ hợp công nghiệp nặng Kawasaki. Nguồn ảnh: Australiandefence.

Tàu ngầm Oryu được đặt lườn từ năm 2015 và dự kiến tới năm 2020 tới đây, tàu ngầm này sẽ hoàn thành quá trình chạy nhiệm thu và chính thức được gia nhập lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản. Nguồn ảnh: JMSDF.

Các tàu lớp Soryu có lườn rộng 9,1 mét, mớm nước 8,4 mét và giãn nước 2947 tấn khi nổi và 4100 tấn khi lặn. Tàu được trang bị hai động cơ điện-diesel 12V 25/25 và 4 động cơ AIP V4-275R. Tất cả động cơ trên tàu Soryu đều do Kawasaki sản xuất. Nguồn ảnh: Janes.

Các tàu được đóng theo lớp Soryu đều có tốc độ tối đa khi nổi là 12 hải lý trên giờ và khi lặn là 20 hải lý trên giờ. Nguồn ảnh: Janes.

Hỏa lực của tàu Soryu bao gồm 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm được thiết kế để sử dụng làm ống phóng ngư lôi hạng nặng Type 89 do Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản sở hữu. Ngoài ra tàu cũng có khả năng triển khai được tên lửa chống hạm tầm trung loại UGM-84C Harpoon. Nguồn ảnh: Janes.

Nhật bản dự kiến sẽ đóng 14 tàu ngầm thuộc lớp này và hiện tại, Tokyo đã hoàn thiện 11 tàu, còn ba tàu nữa đang trong quá trình đóng mới. Nguồn ảnh: Wiki.

Mời độc giả xem Video: Bên trong tàu ngầm lớp Oyashio của Nhật Bản.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-ngac-cong-nghe-nhat-su-dung-pin-dien-thoai-chay-tau-ngam-1127577.html