Kinh Liễu Phàm Tứ Huấn: Phương pháp cải tạo vận mệnh

Trong chúng ta ai cũng có lúc vận mệnh hay công việc không được tốt, tại sao vận mệnh của mình lại không được tốt? Xem qua quyển Kinh Liễu Phàm Tứ Huấn, sẽ giúp chúng ta một phần nào đó trong việc tu thân, tích đức và cải tạo vận mệnh của bản thân.

Kinh Liễu Phàm Tứ Huấn là cuốn sách nổi tiếng của Trung Hoa, giúp ích cho những ai muốn tu dưỡng đạo đức.

Kinh Liễu Phàm Tứ Huấn là cuốn sách nổi tiếng của Trung Hoa, giúp ích cho những ai muốn tu dưỡng đạo đức.

Kinh Liễu Phàm Tứ Huấn là cuốn sách nổi tiếng của Trung Hoa, tác giả cuốn sách họ Hoàng, tên Khôn Nghi, người huyện Ngô Giang, tỉnh Giang Tô. Ông đỗ tiến sĩ vào năm Vạn Lịch thứ 14, đời nhà Minh. Ngay từ lúc nhỏ đã say mê nghiên cứu sách, về sau thi đỗ làm quan, làm nhiều việc ích nước lợi dân, được lưu danh là một vị quan cương trực và được dân nước yếu mến.

Từ lúc còn niên thiếu, cha của Liễu Phàm đã qua đời, nên mẹ khuyên ông nên thôi học Nho giáo mà hãy học nghề y vừa kiếm tiền lại có thể nuôi thân, lại cứu được người. Một hôm, đi đến chùa Từ Vân gặp được một lão nhân có tướng mạo phi phàm, phong thái tinh thông đạo cốt. Lão tiên sinh nói con có số làm quan, sang năm con có thể tham gia kỳ thi, có thể thăng quan tiến chức nhưng tại sao con lại nghỉ học. Liễu Phàm liền kể lại chuyện nghe lời mẹ bỏ việc đọc sách thánh hiền để theo học nghề y.

Lão tiên tự giới thiệu, lão họ Khổng, người tỉnh Vân Nam, từng được chân truyền xem số Hoàng Cực của tiên sinh Thiệu Khang Tiết đời nhà Tống, lão nghĩ cũng nên truyền lại cho Liễu Phàm. Nghe nói như vậy Liễu Phàm liền thỉnh tiên sinh về nhà, và báo cáo cho lão mẫu thì người dạy nên tiếp đãi cẩn thận tử tế xem lão tiên sinh đoán số ra sao. Kết quả thì mọi việc lớn nhỏ trong nhà ông đều đoán trúng cả.

Bốn bài gia huấn trong Liễu Phàm Tứ Huấn, gồm có Đạo lý vận mệnh, Phương pháp sửa lỗi, Phương pháp tích thiện, Khiêm đức, ông dùng hết tâm huyết và chí hướng của đời mình để soạn ra bốn chương đoản văn, bấy giờ gọi là “Giới tử văn” (văn răn dạy con) để dạy con cháu mình, theo đó mà tự tu thân, tích đức cho bản thân mình.

Cảm nhận qua cuốn kinh có thể cho chúng ta thấy đó mà biết hối cải lỗi lầm của mình gây ra, và nên làm việc hành thiện, tu thân, tích đức, để cải tạo vận mệnh của bản thân. Phỏng dịch lời trong Gia Huấn Thư của Tư Mã Ôn dưới đây coi như là lời dạy cho những ai muốn để lại tiền bạc cho con cháu sau khi qua đời, cũng là một trong những ý quan trong của Kinh Liễu Phàm Tứ Huấn được dẫn ở đầu cuốn sách.

Để tiền để bạc cho con

Cháu con đã chắc bảo tồn được chưa

Hay là để lại di thư

Biết đâu chúng lại thờ ơ chẳng màng

Để âm đức, quý hơn vàng

Cháu con hưởng phúc, vinh quang đời đời.

Đổng Thắng

Nguồn Văn Hiến: http://vanhien.vn/news/kinh-lieu-pham-tu-huan-phuong-phap-cai-tao-van-menh-61067