Kinh hoàng 'vũ khí' giúp phi công Đức luôn sung mãn trong chiến đấu

Khác với lầm tưởng của nhiều người, phi công Đức và phi công Nhật mới là lực lượng sử dụng 'ma túy đá' nhiều nhất trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong khi đó Mỹ và Liên Xô lại hoàn toàn ngược lại. trong khi phi công Mỹ - vốn nổi tiếng ăn chơi lại tiêu thụ rất ít.

Ma túy đá ngày nay thường có chứa các hợp chất bao gồm Amphetamine, Methamphetamine hay Niketamid. Còn trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, phi công chiến đấu các nước thường sử dụng một hợp chất duy nhất đó là Amphetamine - thứ thuốc được sử dụng như thuốc tăng lực có thể mua được ở bất cứ hiệu thuốc nào vào thời điểm đó vì khi đó nó không được coi là chất kích thích. Nguồn ảnh: Pinterest.

Khởi đầu cho trào lưu sử dụng Amphetamine khi chiến đấu nhằm tăng cường khả năng tỉnh táo và chống lại cơn buồn ngủ chính là các phi công Đức - cũng là quê hương mà Amphetamine và Methamphetamin được sản xuất theo quy trình công nghiệp lần đầu tiên. Nguồn ảnh: WWH.

Thậm chí, trong đơn thuốc hàng ngày của trùm phát xít Hitler cũng xuất hiện Amphetamin, bác sĩ riêng của Hitler khẳng định vị Quốc trưởng của nước Đức đã sử dụng Amphetamin thường xuyên với liều lượng tăng dần kể từ năm... 1937 - điều này cũng lý giải cho những biểu hiện thất thường của Hitler vào giai đoạn cuối cuộc chiến. Nguồn ảnh: Pinterest.

Các phi công Đức và Phần Lan là những đơn vị đầu tiên trên thế giới bắt đầu sử dụng loại chất kích thích này vào giai đoạn đầu Chiến tranh Thế giới thứ hai để tăng cường khả năng chiến đấu cho phi công. Với Amphetamine, phi công có thể chiến đấu được 16 tiếng mỗi ngày mà không hề bị mất tập trung hay buồn ngủ. Nguồn ảnh: Pinterest.

Loại chất kích thích này cũng giảm mức độ thèm ăn của người sử dụng, nghĩa là phi công sẽ không cần ăn trong nhiều ngày liên tiếp mà vẫn không đói miễn là được sử dụng thuốc liên tục. Điểm quan trọng nhất của Amphetamine đó là nó khiến giảm cơn buồn ngủ và tăng khả năng tỉnh táo và tập trung - một điều cực kỳ quan trọng với các phi công tiêm kích. Nguồn ảnh: Pilotww2.

Liều lượng thường sử dụng của phi công chiến đấu Đức trước mỗi trận chiến là một liều 3 miligram amphetamine. Lượng amphetamine này sẽ khiến phi công tỉnh táo và chiến đấu tốt trong thời gian khoảng 7 tới 10 tiếng đồng hồ liên tục không cần nghỉ ngơi. Nguồn ảnh: Archive.

Không những vậy, lực lượng xe tăng của Đức cũng sử dụng loại thuốc kích thích "thần dược" này. Theo thống kê của hậu cần Đức quốc xã, trong thời gian từ tháng 4 tới tháng 7/1940, tổng cộng đã có 35 triệu liều, mỗi liều 3 miligram amphetamines được sản xuất và chuyển tới các đơn vị không quân cũng như tăng thiết giáp Đức. Nguồn ảnh: Photoarchive.

Ở Nhật, dù không có các thống kê đầy đủ về việc sử dụng loại chất kích thích này nhưng nhiều tài liệu khẳng định, các phi công cảm tử của Nhật được sử dụng chất kích thích ở liều cao kèm theo sử dụng rượu trước mỗi phi vụ của mình. Nguồn ảnh: Historyresearch.

Thực tế, các phi công Mỹ hay Anh và Liên Xô lại ít sử dụng các loại chất kích thích này. Vì đơn giản, ma túy đá là một hợp chất hóa học được phát hiện bởi một người Nhật và được sản xuất đầu tiên bởi một công ty hóa chất của Đức - điều này khiến cho các tài liệu nghiên cứu về ma túy đá ở Đức và ở Nhật nhiều hơn là ở các nước còn lại của thế giới. Nguồn ảnh: LIB.

Tuy nhiên, nhiều tài liệu của Mỹ cũng khẳng định phi công Mỹ cũng có dùng một loại chất kích thích khác có tác dụng tương tự lên cơ thể người giống như ma túy đá. Nhưng khác với ở Đức và Nhật, loại chất kích thích này ở Mỹ được sử dụng không rộng rãi. Nguồn ảnh: Worldagr.

Cụ thể, Amphetamin thường được cấp phát cho các phi hành đoàn bay máy bay ném bom trước mỗi phi vụ để những thành viên trong kíp chiến đấu có thể tỉnh táo suốt hành trình thực hiện phi vụ ném bom đôi khi dài cả chục tiếng đồng hồ. Nguồn ảnh: Warhistory.

Tới khi Chiến tranh Vùng vịnh nổ ra, các báo cáo cho biết có tới một nửa phi công Không quân Mỹ có sử dụng chất kích thích khi tham chiến. Thậm chí, một vụ tai nạn nổi tiếng còn xảy ra khi phi công F-16 của Mỹ đánh bom nhầm lính Canada ở dưới mặt đất. Phía Canada cáo buộc phi công F-16 của Mỹ lúc đó đang trong tình trạng "phê thuốc". Nguồn ảnh: WWII.

Mời độc giả xem Video: Loại máy bay sức mạnh nhất được Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-hoang-vu-khi-giup-phi-cong-duc-luon-sung-man-trong-chien-dau-1099472.html