Kinh hoàng dàn vũ khí tự sát của Nhật Bản trong CTTG2

Ngư lôi Kai-ten hay bom bay Ohka, bom ba càng...là những thứ vũ khí tự sát đáng sợ nhất trong chiến tranh thế giới thứ 2 của Nhật Bản.

Một trong những loại vũ khí tự sát nguy hiểm nhất của Nhật Bản là ngư lôi Kai-ten. Nguồn ảnh: Nolimit

Một trong những loại vũ khí tự sát nguy hiểm nhất của Nhật Bản là ngư lôi Kai-ten. Nguồn ảnh: Nolimit

Ra đời năm 1944, 420 quả ngư lôi Kai-ten đã được sản xuất. Điều đặc biệt ở Kai-ten là nó có người lái thay vì dùng bộ điều khiển tự động. Nguồn ảnh: Sunny.

Với việc có người lái, đương nhiên Kai-ten có độ chính xác rất cao, tuy nhiên người điều khiển sẽ không có phần trăm nào sống sót. Ảnh: Các "phi công" cảm tử lái ngư lôi Kai-ten đang chào vĩnh biệt đồng đội. Nguồn ảnh: Pinterest.

Nếu Kai-ten là thứ vũ khí cảm tử dưới lòng đại dương thì Kamikaze lại là những phi cơ cảm tử tấn công từ trên trời. Nguồn ảnh: Quora.

Rất đơn giản, phi công Nhật chỉ việc lái chiếc phi cơ được chất đầy thuốc nổ và nhiêu liệu của mình đâm thẳng vào các tàu chiến của đối phương. Ảnh: Các nữ sinh Nhật Bản chào vĩnh biệt phi công Kamikaze khi họ lên đường làm nhiệm vụ. Nguồn ảnh: Wiki.

Kamikaze hay còn có tên gọi khác được dịch từ tiếng Hán ra có nghĩa là Thần Phong là một chiến thuật hơn là vũ khí thông thường được Nhật Bản sử dụng vào giai đoạn cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: BBC.

Chiến thuật này dù hiệu quả nhưng lại rất tốn kém phi công và máy bay. Do phải tiếp cận thật gần vào mục tiêu, phần lớn các phi công Thần Phong bị bắn hạ trước khi kịp đâm vào các tàu chiến của đối phương. Nguồn ảnh: Commons.

Một loạt vũ khí tự sát tiếp theo được nhiều người dân Việt Nam biết tới là bom ba càng (được bộ đội ta sử dụng rộng rãi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp). Bom ba càng kết cấu rất đơn giản gồm gậy gỗ lắp quả bom hình phễu nhồi 7-10kg thuốc nổ với 3 kíp nổ. Người chiến sĩ cầm bom hướng vào thân xe tăng địch, khi bom nổ hầu như không ai có thể sống sót. Nguồn ảnh: Zblo.

Ngoài bom ba càng, Nhật Bản còn có nhiều cách đánh cảm tử xe tăng của đối phương khác nhau, thậm chí là ôm bọc phá chui vào gầm xe tăng rồi kích nổ. Kiểu đánh này khiến quân đội Mỹ rất mệt mỏi để chống đỡ và bị thiệt hại tương đối lớn. Nguồn ảnh: Lone

Sau cùng là "bom bay có người lái" Ohka - khác với "bom V-1" nổi tiếng của Đức, Ohka đòi hỏi phải có người ngồi bên trong lái nó tấn công chính xác vào mục tiêu đối phương. Nguồn ảnh: Pinterest.

Những quả "bom thông minh" Ohka được thả từ máy bay ném bom cỡ lớn với phi công ngồi sẵn bên trong. Loại bom này đã từng được sản xuất tới 852 quả trước khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: Ace.

Nhiều nhà sử học cho rằng, lối đánh cảm tử là một sai lầm của Nhật Bản. Không thể đảo nghịch thế trận chiến trường, họ còn thua nhanh hơn vì tự để mất nhiều binh sĩ tài ba mà không thu lại được hiệu quả tương xứng. Nguồn ảnh: Wiki.

Mời độc giả xem Video: Cực hiếm đoạn phim màu cảnh phi cơ cảm tử của Nhật tấn công tàu USS Essex của Mỹ ngoài khơi Philippines.

Nhật Vi

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-hoang-dan-vu-khi-tu-sat-cua-nhat-ban-trong-cttg2-976398.html