Kinh hoàng chiến dịch không kích Dresden của quân Đồng Minh

Tới tháng 2/1945, không quân Đồng minh đã hoàn toàn chiếm được thế thượng phong và giáng cho quân Đức những đòn tấn công không thể chống đỡ nổi, đưa cục diện Mặt trận phía Tây về thế ngã ngũ.

Trong các ngày từ 13 tới 15/2/1945, Không quân Đồng Minh mà chủ yếu là Mỹ và Anh đã sử dụng 1.200 máy bay các loại ném bom xuống Dresden - thành phố lớn thứ 2 của Đức và là một trong những thành phố cổ kính với nhiều công trình kiến trúc vĩ đại nhất châu Âu. Nguồn ảnh: BI.

Trong các ngày từ 13 tới 15/2/1945, Không quân Đồng Minh mà chủ yếu là Mỹ và Anh đã sử dụng 1.200 máy bay các loại ném bom xuống Dresden - thành phố lớn thứ 2 của Đức và là một trong những thành phố cổ kính với nhiều công trình kiến trúc vĩ đại nhất châu Âu. Nguồn ảnh: BI.

Theo ước tính, tổng cộng phía Đồng minh đã dội xuống thành phố này 4.000 tấn bom xuống thành phố này. Nguồn ảnh: BI.

Các loại bom được sử dụng đêu là bom nổ mạnh và bom cháy khiến cho thiệt hại của thành phố Dresden là không thể kiểm soát được trong suốt ba ngày này. Nguồn ảnh: BI.

Sau khi kết thúc ba ngày ném bom, tổng cộng đã có 25.000 người dân thường thiệt mạng, 75.000 tòa nhà bên trong thành phố bị phá hủy. Nguồn ảnh: BI.

Không chỉ Đức mà nhiều quốc gia trung lập khác coi đây là một trong những tội ác chiến tranh của Đồng minh vì vụ ném bom vào dân thường này không hề được báo trước và diễn ra vào cuối chiến tranh - thời điểm mà dù cuộc ném bom chiến lược này có diễn ra hay không, cục diện cuộc chiến vẫn không thay đổi nhiều. Nguồn ảnh: BI.

Tuy vậy, Mỹ và Anh chưa bao giờ xem xét đây là một tội ác chiến tranh và coi 25.000 người Đức thiệt mạng chỉ là "tổn thất ngoài dự kiến". Nguồn ảnh: BI.

Chỉ tính riêng trong đêm ngày 13/2, đã có tới hàng trăm máy bay ném bom loại Lancaster của Anh oanh tạc thành phố này và chỉ duy nhất 6 chiếc bị bắn hạ. Nguồn ảnh: BI.

Sau đó vào sáng ngày 14/2, có tới 800 chiếc máy bay ném bom của Không quân Hoàng gia Anh đã thả khoảng... 2500 tấn bom nổ mạnh và bom cháy xuống thành phố này. Nguồn ảnh: BI.

Trong khi những người sống sót sau đợt tấn công quy mô lớn của Anh vào sáng hôm đó, họ đã tiếp tục bị Không quân Mỹ "hỏi thăm" vào hôm sau - tức ngày 14/2. Nguồn ảnh: BI.

Nhiệm vụ của Không quân Mỹ là đánh bom mọi khỏi cơ sở vật chất quan trọng của Dresden, bao gồm đường xá, cầu cống, đường ray xe lửa và nhà ga, khiến hàng vạn người bị kẹt lại không thể di tản ra khỏi thành phố được. Nguồn ảnh: BI.

Phi đoàn 8 Không quân Lục quân Mỹ đã rải xuống thành phố này 1200 tấn bom, chủ yếu là bom nổ mạnh. Nguồn ảnh: BI.

Cho tới khi cuộc chiến tranh kết thúc vào tháng 5 năm đó, Phi đoàn 8 Không quân Lục quân Mỹ còn tiếp tục thực hiện ba chiến dịch đánh bom quy mô lớn khác vào thành phố này, thả thêm 2800 tấn bom nữa. Nguồn ảnh: BI.

Thực tế có rất ít ảnh hưởng về mặt quân sự đã được Mỹ và Anh tạo nên khi tấn công vào Dresden vì vốn dĩ thành phố này nằm trong tầm bay của máy bay Anh và rất cổ kính nên Đức cũng hạn chế xây dựng nhà máy quân sự ở đây để tránh Dresden bị đánh bom vô tội vạ. Nguồn ảnh: BI.

74 năm sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc, Dresden đã được khôi phục lại hoàn toàn nhưng đôi khi, người ta lại tìm thấy quả bom nặng vài tạ chưa kịp phát nổ dưới lòng thành phố này. Nguồn ảnh: BI.

Mời độc giả xem Video: Cận cảnh một vụ oanh tạc của Không quân Mỹ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-hoang-chien-dich-khong-kich-dresden-cua-quan-dong-minh-1186055.html