Kinh hãi 'tứ đại nọc độc', đoạt mạng người trong tích tắc

Bốn loài rắn được mệnh danh là 'Tứ đại nọc độc - Big Four' của Ấn Độ sở hữu khả năng đoạt mạng con mồi chỉ trong tích tắc.

Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng với nhiều loài rắn, trong đó " Tứ đại nọc độc - Big Four" bao gồm hổ mang Ấn Độ, cạp nong, hổ bướm và rắn lục hoa cân là những loài đáng sợ nhất, có thể lấy mạng người tức khắc.

Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng với nhiều loài rắn, trong đó " Tứ đại nọc độc - Big Four" bao gồm hổ mang Ấn Độ, cạp nong, hổ bướm và rắn lục hoa cân là những loài đáng sợ nhất, có thể lấy mạng người tức khắc.

Một trong "Tứ đại nọc độc" đáng sợ nhất Ấn Độ là rắn hổ mang Ấn Độ, có tên khoa học là Naja naja, là một loài rắn trong họ Rắn hổ, được Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1758. Chúng thường sinh sống ở những vùng đồng bằng, rừng nhiệt đới, hay những cánh đồng và các khu vực đông dân cư.

Nọc độc chứa độc tố tác động trực tiếp lên thần kinh khiến nạn nhân có thể tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Trung bình hàng năm, loài rắn này gây ra cái chết của 1.000 người. Mặc dù gây ra nhiều ca tử vong, nhưng người dân Ấn Độ vẫn luôn tôn kính chúng như linh thú.

"Sát thủ" thứ 2 chính là rắn cạp nong hay còn gọi là rắn đen vàng (tên khoa học là Bungarus fasciatus), có chiều dài cơ thể từ 1-1,5m, chúng thường có mặt ở Ấn Độ, Bangladesh, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.

Rắn cặp nong thường giết người bằng cách trườn vào giường ngủ và cắn, gây tê liệt nạn nhân từ đó trụy hệ hô hấp, vết cắn của chúng ít sưng, đau nên khó phát hiện, làm nạn nhân không được cứu chữa kịp thời, điều này khiến tỷ lệ tử vong của nạn nhân lên tới 75%.

Với đặc tính ưa thích sống gần khu vực con người, đặc biệt là các làng để kiếm nước và động vật gặm nhấm, rắn cạp nong đã "vô tình" gây nên nhiều cái chết của người dân.

Tiếp đến là loài rắn độc hổ bướm Russell’s Pit Viper (Daboia), sống ở các khu rừng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Á, bao gồm Việt Nam, cơ thể của chúng dài khoảng 120 - 166cm.

Một cú cắn đớp của loài rắn này có thể tiêm từ 40 - 70mg chất độc vào cơ thể, làm máu của nạn nhân hóa thành một chất với màng nhớt dày, khiến nạn nhân bị xuất huyết và ngừng hẳn hoạt động của tuyến yên khiến nạn nhân bị tử vong.

Rắn hổ bướm “chịu trách nhiệm” 90% các ca tử vong do bị rắn độc cắn của con người do tập tính thích sống ở nơi đông người của chúng. Hiện vẫn chưa có phương pháp đặc trị cho những bệnh nhân nhiễm nọc độc của rắn hổ bướm.

Cuối cùng được mệnh danh là "kẻ giết người đáng sợ bậc nhất", thành viên thứ tư của "Bog Four" là rắn lục hoa cân (tên tiếng Anh là Saw scaled viper).

Loài rắn này rất nóng tính, chỉ một cú táp của rắn lục hoa cân, nọc độc của chúng sẽ gây ra những triệu chứng đau, sưng, giảm huyết áp, nhịp tim, hoại tử và có thể gây tử vong do nhiễm khuẩn huyết.

Chúng có các răng nọc tương đối dài và có khớp nối cho phép đâm sâu và bơm nọc rắn. Rắn lục hoa cân thường hoạt động vào ban đêm, đặc biệt là khi trời mưa, thức ăn chính của chúng là các loài ếch nhái.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-hai-tu-dai-noc-doc-doat-mang-nguoi-trong-tich-tac-1691056.html