Kinh hãi cách quân Đức làm nên sức mạnh tuyệt đối của Panzer IV

Trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, quân đội Đức đã phát triển hẳn một hệ sinh thái hoàn chỉnh từ khung ngầm cho đến các hệ thống vũ khí đi kèm giành riêng cho 'chiến thần' Panzer IV.

Đầu tiên phải kể đến pháo tự hành chống tăng Sturmgeschutz IV hay còn có tên viết tắt là StuG IV. Đây là phiên bản nâng cấp của StuG III - loại pháo tự hành chống tăng hoàn thiện nhất và được sản xuất nhiều nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: TheArchive.

Đầu tiên phải kể đến pháo tự hành chống tăng Sturmgeschutz IV hay còn có tên viết tắt là StuG IV. Đây là phiên bản nâng cấp của StuG III - loại pháo tự hành chống tăng hoàn thiện nhất và được sản xuất nhiều nhất của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: TheArchive.

Những chiếc StuG IV đầu tiên được Đức đưa vào sử dụng từ năm 1943. Kể từ thời điểm đó cho tới khi chiến tranh kết thúc, Đức sản xuất được gần 1150 chiếc StuG IV. Nguồn ảnh: TheArchive.

Hỏa lực của StuG IV bao gồm một khẩu pháo chính loại 7,5cm với chiều dài nòng gấp 48 lần đường kính nòng pháo. Khẩu pháo này được cho là có khả năng bắn vỗ mặt xuyên qua mọi loại xe tăng hạng trung trở xuống của Liên Xô và Đồng minh ở thời điểm cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: TheArchive.

Ngoài ra, do sử dụng khung gầm từ xe tăng Panzer IV, StuG IV cũng hoạt động cực kỳ ổn định, không "vất vả" khi di chuyển như các loại xe tăng hạng nặng của Đức ra đời cùng thời gian này. Nguồn ảnh: TheArchive.

Tiếp theo cũng là một mẫu pháo chống tăng tự hành, phiên bản pháo chống tăng tự hành này của Đức mang tên Jagdpanzer IV hay còn được gọi tắt là Sd.Kfz. 162. Nguồn ảnh: TheArchive.

Phiên bản pháo chống tăng tự hành này cũng được phát triển dựa trên khung gầm của xe tăng Panzer IV và được ra đời để thay thế hoàn toàn cho pháo tự hành chống tăng StuG III vào thời điểm cuối chiến tranh đã dần lỗi thời. Nguồn ảnh: TheArchive.

Jagdpanzer IV ra đời vào cuối năm 1943 và được sản xuất liên tục cho tới tận tháng 4/1945. Tổng cộng đã có khoảng 2000 pháo tự hành loại này đã được cho ra đời trong suốt thời gian kể trên. Nguồn ảnh: TheArchive.

Tương tự với StuG IV, Jagdpaner IV cũng được trang bị vũ khí chính là một khẩu pháo cỡ nòng 7,5cm nhưng điểm đặc biệt là khẩu pháo này có chiều dài nòng lớn gấp 70 lần đường kính, cho phép nó khai hỏa được với sơ tốc đầu nòng cực cao, xuyên phá được gần như mọi loại xe tăng hạng nặng thời kỳ này ở mặt giáp trước. Nguồn ảnh: TheArchive.

Không thể thiếu được trong hệ sinh thái này đó là một khẩu pháo phòng không tự hành. Khẩu pháo phòng không được phát triển từ khung thân của xe tăng Panzer IV mang tên Wirbelwind. Nguồn ảnh: TheArchive.

Cũng ra đời trong năm 1944, khẩu pháo phòng không này đã lần đầu tiên cung cấp sức mạnh phòng không với độ cơ động cao, vừa đủ để bảo vệ được các đoàn thiết giáp của mình trước không quân đối phương vừa có khả năng hạ nòng để bắn thẳng vào bộ binh hoặc thiết giáp nhẹ của địch. Nguồn ảnh: TheArchive.

Khẩu pháo phòng không được sử dụng trên Wirbelwind đó là khẩu bốn nòng Flak 30/38 với cỡ nòng 2cm. Mỗi khẩu pháo này có tốc độ bắn tối đa lên tới 1800 viên/phút và tầm bắn hiệu quả tối đa lên tới 2200 mét. Nguồn ảnh: TheArchive.

Đáng tiếc là do các nhà máy, xí nghiệp của Đức quốc xã trong giai đoạn này đã bị Đồng minh đánh bom quá thê thảm nên chỉ có khoảng hơn 100 chiếc Wirbelwind được ra đời. Nguồn ảnh: TheArchive.

Cuối cùng là khẩu pháo tự hành hạng nặng của Đức quốc xã mang tên Brummbar. Khẩu pháo này được Đức sử dụng từ năm 1943 và tổng cộng có khoảng 300 khẩu được sản xuất trước khi chiến tranh kết thúc. Nguồn ảnh: TheArchive.

Hỏa lực chính của Brummbar đó là khẩu pháo cỡ nòng... 15cm chiều dài nòng gấp 12 lần đường kính. Khẩu pháo này đủ khả năng thổi bay mọi loại boong-ke, lô cốt để dọn đường cho bộ binh xung phong. Nguồn ảnh: TheArchive.

Với nhiệm vụ là phương tiện tấn công, giáp mặt của Brummbar cũng được thiết kế cực kỳ dày, lên tới 100mm - đủ để nó trở thành phương tiện hút hỏa lực của đối phương mà vẫn có đủ khả năng sống sót tốt trên chiến trường. Nguồn ảnh: TheArchive.

Tuy nhiên do xe tăng phát triển quá nhanh, kiểu pháo tự hành tấn công Brummbar dần dần đã trở nên lỗi thời ngay khi nó ra đời và cũng do các lỗ hổng trong học thuyết thiết giáp của Đức mà loại pháo này không được trọng dụng nhiều trong giai đoạn cuối chiến tranh. Nguồn ảnh: TheArchive.

Mời độc giả xem Video: Sức mạnh thiết giáp của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kinh-hai-cach-quan-duc-lam-nen-suc-manh-tuyet-doi-cua-panzer-iv-1252195.html