Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, bán thuốc, thực phẩm hết hạn bị phạt tới 200 triệu đồng?

Theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hành vi kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị phạt tới 160 triệu đồng.

Khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định, phạt tiền từ 60-80 triệu đồng đối với cá nhân hành vi kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi, từ 120-160 triệu đồng.

Trong khi đó, Luật Đầu tư sửa đổi (chính thức có hiệu lực từ 1/1/2021) đã chuyển kinh doanh dịch vụ đòi nợ vào Danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh.

Như vậy, từ đầu năm 2021, tổ chức cố tình kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê sẽ bị phạt tới 160 triệu đồng, đồng thời bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Cũng theo Nghị định 98/2020/NĐ-CP, từ 15/10, phạt tiền từ 300.000-500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau (trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1 triệu đồng):

Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa; Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa; Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Đối với hàng hóa giá trị trên 2 triệu đồng mức phạt sẽ dao động từ 500.000 - 50 triệu đồng tùy theo giá trị hàng hóa vi phạm.

Đặc biệt, mức phạt tiền sẽ tăng gấp đôi mức phạt nêu trên (tối đa 100 triệu đồng) đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp:

Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Là chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất Mức phạt trên áp dụng với cá nhân. Tổ chức vi phạm mức phạt gấp đôi so với cá nhân (tương đương 200 triệu đồng).

Như vậy, tổ chức có hành vi bán thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm hết hạn bị phạt đến 200 triệu đồng nếu hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.

H.L

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/kinh-doanh-dich-vu-doi-no-thue-ban-thuoc-thuc-pham-het-han-bi-phat-toi-200-trieu-dong-post443158.antd