Kim Sơn: Nỗ lực bảo vệ dòng sông quê hương

Trên địa bàn huyện Kim Sơn hiện có 271 tuyến kênh mương cấp I, II, III (nhiều người địa phương vẫn quen gọi là các dòng sông) được bố trí theo hình ô bàn cờ, với tổng chiều dài các trục sông lớn là 103 km và trên 500 km kênh mương nhỏ, được trải dài khắp địa bàn toàn huyện.

Vớt bèo bồng, rác thải trên trục sông Ân (Kim Sơn), góp phần bảo vệ môi trường dòng sông.

Những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế - xã hôịđã kéo theo những tác động tiêu cực đến các dòng sông, như việc: Xả nước thải,đổ rác thải làm cản trở, lấn chiếm dòng chảy… khiến cho các dòng sông ngày càngtrở nên ô nhiễm. Để bảo vệ chất lượng nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệpvà phục vụ đời sống của nhân dân, đồng thời duy trì và phát huy vẻ đẹp của dòngsông quê hương, đầu năm 2018, UBND huyện Kim Sơn đã ban hành Quy chế quản lýcác dòng sông. Đây là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm chung tay bảo vệdòng sông quê hương.

Đồng chí Đỗ HùngSơn, Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn cho biết: 27/27 xã, thị trấn trên địa bànhuyện đều có sông, ngòi, kênh mương và được kết nối với nhau rất khoa học. Cóthể nói, các dòng sông có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của huyệnvới nhiệm vụ hàng đầu là phục vụ sản xuất nông nghiệp và đáp ứng nhu cầu sửdụng nước của nhân dân, ngoài ra các dòng sông còn đáp ứng nhu cầu về vậnchuyển hàng hóa đường thủy, tạo cảnh quan, môi trường, phát triển hệ sinh tháitự nhiên...

Tuy nhiên, trước thực trạngcác dòng sông có nguy cơ bị ô nhiễm cao và xuất phát từ thực tiễn trong côngtác quản lý, tháng 2/2018, UBND huyện đã ban hành Quy chế quản lý các dòng sông.Nguyên tắc quản lý chính được đặt ra, đó là: Hoạt động quản lý các dòng sôngphải thường xuyên, lấy công tác tuyên truyền, giáo dục, phòng ngừa là chính,kết hợp chặt chẽ với xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của phápluật. Việc quản lý các dòng sông phải thống nhất giữa khai thác, sử dụng nguồntài nguyên nước đi đôi với bảo vệ môi trường, khai thác bền vững các nguồn tàinguyên nước và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên các dòng sông theoquy định của pháp luật. Đặc biệt, thông qua Quy chế quản lý dòng sông, huyệnkhuyến khích các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, các cơ quan, tổchức, hộ gia đình áp dụng công nghệ sạch, thân thiện với môi trường, không đổchất thải và xả nước thải chưa qua xử lý ra sông nhằm đảm bảo kết hợp hài hoàgiữa phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, để bảo đảm phát triểnbền vững. Đồng thời phải “xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổchức, hộ gia đình và cá nhân trong công tác bảo vệ các dòng sông”- đây lànguyên tắc được đặt lên hàng đầu, có như vậy mới đảm bảo rõ người, rõ việc,hướng tới bảo vệ dòng sông một cách bền vững- đồng chí Chủ tịch UBND huyện KimSơn nhấn mạnh.

Ngay sau khi banhành Quy chế quản lý các dòng sông, UBND huyện Kim Sơn đã tập trung chỉ đạo cácngành chức năng, UBND các xã, thị trấn tích cực phối hợp và triển khai ký kếtthực hiện Quy chế, đồng thời tiến hành nhiều giải pháp nhằm khơi thông dòngchảy, bảo vệ dòng sông. Đồng chí Nguyễn Xuân Quang, Phó Chủ tịch UBND xã ChấtBình cho biết: Trên địa bàn xã có tuyến sông Dĩ Ninh (kênh Dĩ Ninh) chảy qua,nằm giáp ranh giữa 2 xã Hồi Ninh và Chất Bình, tổng chiều dài 4,5km. Đây là mộttrong những tuyến kênh chính phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của 2xã. Trước kia, việc bảo vệ môi trường trên tuyến kênh gặp nhiều khó khăn do ýthức của một số người dân chưa cao, còn có tình trạng xảy rác trực tiếp xuốngsông, để rác không đúng nơi quy định ở bờ sông; tự ý vây lưới ở một số đoạnsông để chăn nuôi gia cầm; quây thả bèo bồng, cắm đăng, đó, vó, cượm, bè luồng,bè gỗ… Các vi phạm trên mặc dù đã được các cấp, các ngành tập trung tuyêntruyền, vận động và yêu cầu nhân dân tự giác giải tỏa nhưng chỉ được thời gianngắn... mọi việc lại đâu vào đấy. Việc quản lý các dòng sông cũng bị chồngchéo, do chưa quy rõ trách nhiệm cụ thể của các địa phương.

Cũng theo đồngchí Nguyễn Xuân Quang, từ khi có Quy chế quản lý dòng sông, trách nhiệm củachính quyền địa phương được cụ thể hơn. Theo đó, xã Chất Bình được giao nhiệmvụ quản lý 2,6km tuyến sông Dĩ Ninh (từ đường 481 đến xã Khánh Thủy - huyện Yên Khánh). Để triển khai thực hiệnQuy chế, UBND xã Chất Bình đã giao cho HTX nông nghiệp Cộng Thành chịu tráchnhiệm chính trong việc tổ chức khơi thông dòng chảy trên tuyến kênh Dĩ Ninh.Đồng thời, xã Hồi Ninh và Chất Bình đãtập trung tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân ở 2 bên bờ kênh tự giác tháo dỡđăng, đó, vó, cượm, các vật cản, các vây bèo để khơi thông dòng chảy. Tổ chứcký cam kết với các hộ dân không tự ý vây bèo và lấn chiếm dòng chảy trên tuyếnkênh. UBND các xã bố trí lực lượng đảm bảo an ninh trật tự, có biện pháp kiênquyết để xử lý các hộ dân không chấp hành việc tháo dỡ vây bèo và các vật cảntheo quy định. Mặt khác, xã phát động hội viên, phụ nữ tham gia trồng hoa dọctrên bờ kênh, tạo thêm vẻ đẹp cho dòng sông. Do vậy, đến nay, kênh Dĩ Ninh đãđược khơi thông, đảm bảo phục vụ tưới tiêu sản xuất, sinh hoạt của nhân dân,trả lại vẻ đẹp văn hóa đặc trưng của miền quê thanh bình, khiến nhiều người đixa trở về thăm quê cũng thấy yêu quê hương hơn...

Với sự vào cuộctích cực của các cấp, các ngành, sau gần 1 năm triển khai thực hiện Quy chế,việc bảo vệ các dòng sông trên địa bàn huyện Kim Sơn đã có những chuyển biếntích cực. Đến nay đã hình thành nhiều tổ, đội tự quản để bảo vệ dòng sông ở cácxã, thị trấn, tình trạng đổ rác thải, xả nước thải chưa qua xử lý, lấn chiếmdòng chảy được giảm thiểu đáng kể. Công tác giải tỏa, trục vớt các vật cản trênsông được thực hiện thường xuyên. Công tác kiểm tra, phát hiện để kịp thời xửlý các trường hợp vi phạm được thực hiện nghiêm túc theo quy định của phápluật.

Thực tế môitrường và mỹ quan trên các dòng sông đã được cải thiện căn bản, song so với yêucầu thì vẫn còn nhiều việc phải làm. Đồng chí Đỗ Hùng Sơn, Chủ tịch UBND huyệncho biết: Bảo vệ các dòng sông không phải là việc làm một sớm, một chiều màđiều quan trọng hơn cả là phải thay đổi nếp nghĩ, cách làm của mỗi người dâncho đến những người có chức trách. Do đó, trong thời gian tới, trên cơ sở thựchiện Quy chế quản lý các dòng sông, Kim Sơn tiếp tục đề cao vai trò, tráchnhiệm quản lý Nhà nước của UBND cấp xã và các phòng chuyên môn của UBND huyệntrong việc xử lý các trường hợp vi phạm, gây ô nhiễm môi trường trên các dòngsông.

Đồng thời tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nângcao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trongcông tác giữ gìn, bảo vệ môi trường nói chung, môi trường các dòng sông nóiriêng. Huyện sẽ có phương án mở rộng phạm vi thu gom rác, tính toán, bố trí cácnhà máy để vận chuyển và xử lý rác hợp lý. Cùng với đó, huyện tăng cường quảnlý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các công trình liên quan đến các dòng sông,đặc biệt là các dự án nâng cấp bờ sông kết hợp đường giao thông, để tránh tìnhtrạng làm đường lấn ra sông. Về lâu dài, Kim Sơn sẽ có giải pháp tái định cưcho các hộ dân sinh sống lâu năm ở ven sông, vừa bảo đảm an toàn tính mạng, tàisản cho các hộ dân, vừa phục vụ tốt cho công tác bảo vệ môi trường trên cácdòng sông.

Bài, ảnh: ĐinhNgọc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/kim-son-no-lyc-bao-ve-dong-song-que-huong-20181221125734689p2c20.htm