Kiểu săn mồi khiếp đảm của cá quỷ dưới đáy đại dương Anglerfish

Cá Anglerfish là con quỷ ở đáy đại dương vì bộ hàm to, răng nhọn lởm chởm cùng cần câu phát sáng kỳ lạ ở trên đầu. Khi con mồi tới gần, chúng hung hãn, mở rộng chiếc miệng ngoạm và nuốt trọn thức ăn vào bụng.

Loài cá Anglerfish bộ thuộc bộ cá vây chân sống dưới đáy biển sâu. Đây được xem là sinh vật lập dị, xấu xí nhất trên trái đất và được giới khoa học gọi là con quỷ ở đáy đại dương.

Loài cá Anglerfish bộ thuộc bộ cá vây chân sống dưới đáy biển sâu. Đây được xem là sinh vật lập dị, xấu xí nhất trên trái đất và được giới khoa học gọi là con quỷ ở đáy đại dương.

Cá Anglerfish lần đầu được các nhà khoa học tìm thấy, mô tả và phân loại vào những năm 1830. Sở dĩ mãi đến tận lúc đó con người mới bắt đầu tìm thấy và nghiên cứu chúng, vì loài này sống ở tầng rất thấp của đại dương, nơi mà cả ánh sáng cũng khó có thể chiếu dọi xuống.

Vì thế Anglerfish là loài hiếm gặp nhất trong tất cả các loài cá cư trú dưới đáy biển sâu.

Cá Anglerfish nổi tiếng không chỉ sự xấu xí, hiếm gặp mà còn khét tiếng bởi tập tính săn mồi quái dị, hung hãn.

Hành vi săn mồi của Anglerfish phụ thuộc vào một phần thịt thừa phía đầu dài ra và cong xuống như chiếc cần câu. Khi săn mồi, chiếc “cần” phát ra ánh sáng giống như ánh đèn pha trên đầu, cái miệng lớn hình lưỡi liềm lấp đầy những chiếc răng.

Dưới đáy đại dương tăm tối, chiếc cần phát sáng có tác dụng thu hút con mồi. Khi những sinh vật xấu số mắc bẫy lại gần, chiếc miệng cá có kích thước lớn cùng hàm răng sắc nhọn luôn chìa ra và hướng lên trên để tấn công, nuốt trọn thức ăn.

Không chỉ cách săn mồi, ngay cả hành vi giao phối của cá Anglerfish được miêu tả khá kỳ quái, không giống với bất kỳ loài động vật nào, và dường như chỉ phù hợp với hình ảnh trong những bộ phim kinh dị.

Trong thời gian giao phối, cá đực sẽ mất hệ thống tiêu hóa nên cắn vào thịt con cá cái để gắn liền vào làm một. Con đực sống dựa hoàn toàn vào con cái, cùng chia sẻ một hệ thống tiêu hóa. Ngược lại, nó sẽ phải luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu giao phối của con cái.

Theo thời gian, mọi bộ phận trong con đực đều tiêu biến, chỉ còn lại tinh hoàn. Sau cùng, con đực chết đi, để lại một khối lượng tinh hoàn đủ để cá cái thụ tinh. Một con cá cái có thể mang trên mình tới 8 túi tinh hoàn.

Nhà tự nhiên học William Beebe đã mô tả cách giao phối này theo một cách lãng mạn: “Trong bóng tối bao la và đầy sự cấm đoán, chúng tiến đến con cái và cắn một lỗ trên người của bạn đời, tất cả chỉ để cảm nhận một dòng máu của bạn tình đang chảy dần dần vào trong huyết quản, chấp nhận đánh mất tất cả, chấp nhận trở thành vô tri và vô trí để ghép đôi.”

Mời độc giả xem video:Trào lưu "ăn tươi nuốt sống" tràn lan trên MXH. Nguồn: VTV24.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kieu-san-moi-khiep-dam-cua-ca-quy-duoi-day-dai-duong-anglerfish-1550777.html