Kiểm toán nhà nước và những con số chấn động dư luận

Năm 2017, Kiểm toán nhà nước đã công bố một số kết quả kiểm toán với những con số khiến người ta rùng mình: Tại sao tiền nhà nước, những con voi 'khủng' lại có thể chui lọt qua các lỗ kim một cách quá dễ dàng đến như vậy?

BOT và những sai phạm nghìn tỷ

“Nổ phát súng” đầu tiên có lẽ phải kể đến kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước đối với 27 dự án đầu tư, khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT từ năm 2011-2016.

Theo kết quả kiểm toán 27 dự án BOT, theo kiểm toán nhà nước, việc tính toán xác định tổng mức đầu tư của 11/27 dự án còn chưa chính xác, làm tăng tổng mức đầu tư bất hợp lý giá trị 465,5 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, chất lượng công tác thiết kế cơ sở chưa tốt, trong quá trình thực hiện phải điều chỉnh bổ sung dự án, dẫn đến phải điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư. Điển hình như dự án QL1 Khánh Hòa, tăng 179 tỷ đồng, dự án quốc lộ Quảng Nam, tăng 126 tỷ đồng, quốc lộ Cần Thơ – Phụng Hiệp tăng 26 tỷ đồng…

Một số dự án lớn BOT, tăng tổng vốn lên 100%, như dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 Uông Bí – Hạ Long, điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư từ 1.318 tỷ lên 2.838 tỷ đồng; dự án cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, tăng từ 24.567 tỷ lên 45.522 tỷ đồng. Các dự án đều tồn tại, sai sót về khối lượng, định mức, đơn giá. kiểm toán nhà nước kiến nghị xử lý tài chính hơn 1.358 tỷ đồng.

Qua kiểm toán, Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị giảm thời gian thu phí hoàn vốn của 27 dự án được kiểm toán so với phương án tài chính ban đầu 107,4 năm, trong đó dự án giảm nhiều nhất là 13 năm 01 tháng, 12 ngày.

Ảnh minh họa

Dự án BT: Sai hàng triệu USD

Không chỉ sai phạm trong các dự án BOT, Kiểm toán nhà nước cũng phát hiện hàng loạt sai phạm trong các dự án BT.

Dự án cải tạo nâng cấp đường 39B đoạn từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình chưa sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ thanh toán cho dự án để trả nợ các khoản vay kịp thời dẫn đến phát sinh lãi vay 7,8 tỷ đồng.

Dự án cải tạo nâng cấp đường 39B đoạn từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: Theo cam kết tại Hợp đồng BT, số vốn chủ sở hữu của Nhà đầu tư là 269,1 tỷ đồng nhưng tính theo quy định phải góp là 282,2 tỷ đồng, tính thiếu 13,1 tỷ đồng.

Dự án xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng: Xác định giá trị hợp đồng còn sai sót, kiến nghị giảm 64,7 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở: Nhà đầu tư tính chi phí lãi vay không phù hợp với quy định 24,4 triệu USD (tương đương 534,6 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa có Tổng mức đầu tư lập sai 3,8 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở có tổng mức đầu tư lập sai 81,6 triệu USD;

Dự án xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng hỗ trợ xây nhà khu tái định cư cho các hộ dân tộc thiểu số không đúng quy định 3,2 tỷ đồng.

Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa lập sai 42,7 tỷ đồng;

Dự án cải tạo nâng cấp đường 39B đoạn từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình sai 43,6 tỷ đồng;

Dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 sai 3,9 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở sai 8,7 triệu USD.

Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở nghiêm thu, thanh toán sai phải giảm 147,7 triệu USD tương đương 3.235 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng hầm đường bộ qua đèo Cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa giảm 31,3 tỷ đồng;

Dự án cải tạo nâng cấp đường 39B đoạn từ thị trấn Thanh Nê, huyện Kiến Xương đến thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình giảm 13,4 tỷ đồng;

Dự án xây dựng công trình đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng giảm 2,02 tỷ;

Dự án xây dựng cầu Sài Gòn 2 giảm 5,5 tỷ đồng;

Dự án tòa nhà trung tâm, Trung tâm hội nghị, Quảng trường, công viên bãi đậu xe, hạ tầng chung thuộc Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Bình Dương giảm 85,1 tỷ đồng.

Loạn giá vật tư y tế

Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước về kiểm toán Chuyên đề công tác đầu tư, mua sắm, quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế cho thấy, Phê duyệt giá kế hoạch giữa các bệnh viện hầu hết là khác nhau cho một loại vật tư, hóa chất của cùng một nhà cung cấp và có sự chênh lệch rất lớn giữa giá được phê duyệt cao nhất và thấp nhất.

Đơn cử:

1 cái kim cánh bướm Bệnh viện Việt Đức 1.090 đồng, Bệnh viện Chợ Rẫy 7.350 đồng;

1 dây truyền huyết thanh bệnh viện Bạch Mai 3.675 đồng, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức 18.000 đồng;

1 hộp Series Retic Pak reagen kit, 1x380ml+1.900ml, Viện Huyết học Truyền máu TƯ 16,7 triệu thì Bệnh viện Thống nhất chỉ có trên 2,8 triệu;

1 hộp Cleaning Solution (Clean A), 1x500ml Bệnh viện Chợ Rẫy tính giá gần 1,6 triệu thì Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tính hơn 5 triệu;

1 thùng Diff Timepac, 2x2075ml Viện Huyết học Truyền máu TƯ tính 42,6 triệu thì Bệnh viện Chợ Rẫy là hơn 14,1triệu;

Qua kiểm toán phát hiện gói thầu gây thiệt hại 10,77 tỷ đồng;

Kiểm toán 11 tỉnh, thành phố cho thấy, có 1.225 trang thiết bị hỏng hoặc hiệu quả sử dụng thấp với nguyên giá 371,836 tỷ đồng...

Trên đây chỉ là số ít những vụ việc mà Kiểm toán nhà nước đã kết luận trong năm qua. Tuy nhiên, những con số được nêu ra khiến dư luận quá đỗi "rùng mình", bởi trong khi toàn Đảng, Chính phủ tìm mọi cách thắt chặt chi tiêu nhằm giảm nợ công thì ở đâu đó, chuyện buông lỏng quản lý đã khiến cho những khoản tiền ngân sách cực lớn đã bị chi tiêu không đúng mục đích hoặc rơi vào túi một số cá nhân nào đó, làm nghèo đất nước, làm giảm niềm tin của nhân dân.

Xuân Hưng

Nguồn VnMedia: http://vnmedia.vn/dan-sinh/201802/kiem-toan-nha-nuoc-va-nhung-con-so-chan-dong-du-luan-594841/