Kiểm soát thuốc lá: Cần những phát kiến mới

Công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá toàn cầu ngày càng được sự quan tâm của nhiều chuyên gia y tế, tổ chức sức khỏe công cộng uy tín. Hướng tới mục tiêu toàn diện và thực tế hơn, các chuyên gia đều nhấn mạnh cần thiết phải có những phát kiến đổi mới trong công tác kiểm soát thuốc lá.

TS. Derek Yach - Chủ tịch của Tổ chức “Vì một thế giới không khói thuốc”. Ông còn là cựu giám đốc nội các và giám đốc điều hành Khoa các bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Tại đây, ông đã tham gia sâu sát trong việc xây dựng Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá (FCTC). TS. Yach cho biết, ông từng chia sẻ cần cải tiến công ước FCTC bao gồm: phá bỏ sự chủ quan, xây dựng cơ sở khoa học ở những nước đang phát triển và cân nhắc đến vai trò của giảm thiểu tác hại thuốc lá.

Đồng ủng hộ triết lý “giảm thiểu tác hại”, TS. George Laking - bác sĩ chuyên khoa ung thư và cũng là Chủ tịch của Tổ chức End Smoking NZ cho rằng, biện pháp hiệu quả trong công tác kiểm soát thuốc lá bao gồm việc giảm lượng thuốc lá điếu và cung cấp cho những người nghiện thuốc lá nặng một giải pháp thay thế có thể chấp nhận được, từ miếng dán và kẹo ngậm nicotine đến các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới. Theo TS. Laking, mặc dù thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng không hoàn toàn vô hại và tốt nhất vẫn là hoàn toàn không sử dụng bất kỳ sản phẩm nào, nhưng nếu có thể chuyển đổi từ việc hút thuốc điếu sang sử dụng các sản phẩm giảm thiểu tác hại, tình hình sẽ được cải thiện rất nhiều.

TS Yach cũng cho rằng, cộng đồng kiểm soát thuốc lá nói chung sẽ nhận lợi ích nếu sự thay đổi này hướng đến sự tham gia giữa nhiều bộ ngành, tăng cường tính minh bạch và đối thoại một cách tôn trọng.

TS. Derek Yach nhấn mạnh thêm, tỷ lệ hút thuốc lá điếu sẽ thay đổi nếu quốc gia đó áp dụng những chính sách quản lý dựa trên khoa học. Ở những đất nước này, các nghiên cứu về về dịch tễ học, kinh tế và nhận thức công chúng đã thành công trong 2 việc: Cung cấp cơ sở trung lập cho các nhà hoạch định chính sách hành động; đồng thời xây dựng một cộng đồng của những nhà nghiên cứu và nhà hoạch định chính sách có đầy đủ thông tin và biết cách ứng dụng khoa học.

Theo TS.Yach, khi thiếu hụt các định hướng dựa trên sở cứ, thì các chính sách bộc phát ngắn hạn lại được thực hiện đi ngược lại với mục tiêu của Công ước FCTC. Ông đưa ra ví dụ về việc các chính phủ cho phép kinh doanh thuốc lá điếu đốt cháy, sản phẩm gây nguy hại nhiều nhất, nhưng lại cấm kinh doanh thuốc lá thế hệ mới là sản phẩm ít nguy hại hơn. “Tôi hy vọng rằng những năm sau này, cộng đồng y tế công cộng sẽ có hành động theo các chính sách dựa trên sở cứ khoa học và họ sẽ hỗ trợ lan truyền những khám phá nghiên cứu đến các nhà lâm sàng học, nhà hoạch định chính sách và công chúng - TS Yach nói.

Tại Việt Nam, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới chưa được phép thương mại chính thức, dẫn đến tình trạng buôn lậu và mua bán bất hợp pháp tràn lan, tiềm ẩn nhiều hệ lụy khôn lường. Trước thực tế nói trên, việc cấp thiết là hoàn thiện hành lang pháp lý phù hợp đối với từng loi thuc lá thế hệ mới, dựa trên mức độ nguy cơ khác nhau, nhằm đến mục đích cui cùng là giảm thiểu tác hi của khói thuc lá đối với chính người hút và cộng đồng xung quanh.

Nga Nguyễn

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/kiem-soat-thuoc-la-can-nhung-phat-kien-moi-144094.html