Kiểm soát thuốc lá: Cần những giải pháp song hành

Trong suốt 50 năm kiểm soát thuốc lá, Mỹ phải thường xuyên đối diện với những vấn đề liên quan đến tác hại và giảm thiểu tác hại. Một điều không thể chối cãi, hút thuốc lá điếu là hành vi tiêu dùng được đánh giá là nguy hại cho bản thân và cộng đồng. Xét trên bình diện quản lý, sự nguy hiểm của khói thuốc lá chính là yếu tố cốt lõi dẫn đến chính sách kiểm soát thuốc lá tại Mỹ.

Theo bài nghiên cứu “Các quan niệm kiểm soát thuốc lá lỗi thời có thể gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng: Cần cái nhìn mới về rủi ro tuyệt đối của sản phẩm và giảm thiểu tác hại” đăng trên Tạp chí Y học Sức khỏe Cộng đồng BMC năm 2016, hút thuốc lá dẫn đến nhiều trường hợp tử vong hơn so với việc sử dụng heroin, cocaine, rượu, bệnh AIDS, hỏa hoạn, giết người, tự tử và tai nạn ô tô cộng lại.

Cũng trong suốt nửa thế kỷ này, “nguyên liệu thuốc lá” đã bị xem như “thuốc lá điếu” và cách đánh đồng này dẫn đến cách hiểu chưa hoàn toàn chuẩn xác, đó là mọi sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá đều bị coi là độc hại giống như thuốc lá điếu. Từ đó, chính sách kiểm soát các sản phẩm thuốc lá đã trở nên cực đoan hơn khi phạm vi áp dụng mở rộng, khiến việc kiểm soát thuốc lá điếu trở thành kiểm soát mọi sản phẩm chứa nguyên liệu thuốc lá.

Kiểm soát thay cho tiêu trừ

Nhà y học người Thụy Sĩ Paracelsus từng có câu nói để đời: “Liều lượng là thứ giúp phân định giữa thuốc và độc chất”. Cần nhìn nhận về bản chất của chuỗi nguy cơ dựa trên liều lượng đối với từng sản phẩm tiêu dùng liên quan đến sức khỏe, ví dụ như rượu bia, thức ăn mặn ngọt, hay thuốc kê toa hoặc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tác hại của thuốc lá điếu và những sản phẩm có chứa nguyên liệu thuốc lá hay nicotine cũng tuân theo quy luật tương tự. Theo đó, người ta đã bắt đầu phân loại mức độ độc hại hay nguy hiểm theo liều lượng của sản phẩm và dừng phản đối việc sử dụng những sản phẩm thay thế đã được kiểm chứng là giảm thiểu tác hại hơn so với các sản phẩm cùng loại.

Trong khi các chính phủ, giới chuyên môn cùng nghiên cứu việc hoạch định chính sách để ngăn chặn tác hại của thuốc lá, bảo vệ sức khỏe cộng đồng thì những nhà sản xuất thuốc lá cũng tìm cách phát triển những sản phẩm thay thế với mục tiêu giảm thiểu tác hại cho người tiêu dùng. Dựa vào cơ chế gây hại của thuốc lá điếu, những người làm việc tại các phòng nghiên cứu và phát triển (R&D) của những công ty thuốc lá dành nhiều năm để tìm lời giải cho bài toán giảm thiểu nguy cơ sức khỏe do hút thuốc lá bằng những sản phẩm khác ít sản sinh độc tố hơn.

Về mặt chính sách, như một phễu lọc, mức độ độc hại của sản phẩm được phân loại và quan trọng hơn là những sản phẩm thay thế được nhìn nhận như những lựa chọn khả dĩ khác chứ không phải là những sản phẩm biến tướng. Việc kiểm soát một cách khoa học cần được thay cho việc tiêu trừ. Mặc dù không phải là những sản phẩm an toàn tuyệt đối nhưng ít nhất đây là những sản phẩm của những thành tựu nghiên cứu, được khoa học chứng minh giảm thiểu nguy hại hơn so với thuốc lá điếu.

 Biểu đồ so sánh mức độ nguy hiểm của các sản phẩm thay thế giảm thiểu tác hại so với độ nguy hiểm của thuốc lá điếu trong bài nghiên cứu “Các quan niệm kiểm soát thuốc lá lỗi thời có thể gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng: Cần cái nhìn mới về rủi ro tuyệt đối của sản phẩm và giảm thiểu tác hại” đăng trên Tạp chí Y học Sức khỏe Cộng đồng BMC năm 2016

Biểu đồ so sánh mức độ nguy hiểm của các sản phẩm thay thế giảm thiểu tác hại so với độ nguy hiểm của thuốc lá điếu trong bài nghiên cứu “Các quan niệm kiểm soát thuốc lá lỗi thời có thể gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng: Cần cái nhìn mới về rủi ro tuyệt đối của sản phẩm và giảm thiểu tác hại” đăng trên Tạp chí Y học Sức khỏe Cộng đồng BMC năm 2016

Việc phân biệt và phân loại những sản phẩm thuốc lá và sản phẩm chứa nicotin có ý nghĩa rất quan trọng vì chúng hoàn toàn khác nhau về bản chất lẫn mức độ nguy cơ đối với người sử dụng. Do đó, trong chính sách kiểm soát thuốc lá của mình, thay vì gom chung tất cả vào một “rổ” thì Hoa Kỳ đã tiến hành phân loại các sản phẩm và xác định điểm cốt yếu trong chính sách làm sao để giảm thiểu việc sử dụng thuốc lá điếu và những sản phẩm thuốc lá đốt cháy.

Thế nhưng, tiến trình đi đến các kết luận khoa học theo từng giai đoạn không thể đi theo chủ nghĩa hoàn hảo lý tưởng. Đến nay, lý thuyết về giảm thiểu tác hại thuốc lá đã không còn dừng lại ở tính phổ biến của sản phẩm hay từ nhận thức phổ thông của số đông, mà đã đi vào việc kiểm chứng các sở cứ khoa học một cách xác thực, cụ thể. Trước đây, lượng hắc ín (tar) có trong thuốc lá điếu từng bị xem như chính là thành phần gây hại hàng đầu. Phải mất hàng thập kỷ nghiên cứu, khoa học mới có thể kết luận rằng thuốc lá có hàm lượng tar thấp hơn không phải là sản phẩm giảm tác hại một cách đáng kể. Chính việc đốt cháy thuốc lá – một hành vi bắt buộc của việc tiêu dùng thuốc lá điếu, và hít vào một lượng lớn khí thải độc hại đó mới chính là tác nhân gây hại lớn nhất cần phải được loại bỏ. Vào thập niên 80, sản phẩm snus (viên ngậm nicotine) của Thụy Điển chính thức được FDA công nhận về khả năng giảm thiểu tác hại, vì đã loại bỏ quá trình đốt cháy, chỉ tồn tại nicotine trong sản phẩm. Dù cơ bản, nicotine là chất gây nghiện, nhưng ít nhất với người vẫn hút thuốc lá thì viên ngậm vẫn là sản phẩm giảm thiểu tác hại hơn so với khói có trong thuốc lá điếu.

Sau snus, sản phẩm thuốc lá làm nóng IQOS là sản phẩm thuốc lá duy nhất được FDA cho phép kinh doanh với thông tin “giảm thiểu phơi nhiễm với các chất gây hại và có tiềm năng gây hại lên cơ thể so với việc hút thuốc lá điếu đốt cháy”. Quy trình xét duyệt này kéo dài gần 4 năm nhằm đánh giá mọi yếu tố khoa học xung quanh sản phẩm và quan trọng nhất là chứng minh được sản phẩm đã loại được quá trình đốt cháy thuốc lá. Nhà sản xuất sản phẩm này, ông André Calantzopoulous, CEO của Philip Morris International, cho biết: “Quyết định của FDA, quan trọng nhất là quá trình kiểm duyệt của họ đối với sở cứ khoa học của công ty, đánh dấu một thời điểm rất quan trọng không chỉ với công ty, mà với cả nền y tế công cộng. Rõ ràng, khi công nghệ phát triển, mang đến cho chúng ta những sản phẩm hiện đại hơn, tất cả đều có chung một đặc tính căn bản là các sản phẩm không đốt cháy. Ở các sản phẩm này, vì sự đốt cháy nguyên liệu thuốc lá không diễn ra, hàm lượng các chất gây hại sản sinh ra được giảm thiểu đáng kể”.

Mặc dù vậy, FDA cho biết việc cho phép các sản phẩm giảm thiểu tác hại thay thế thuốc lá điếu không có nghĩa xác nhận đây là những sản phẩm an toàn. Và theo sự phát triển của khoa học những sản phẩm này sẽ vẫn luôn được giám sát ở góc độ dịch tễ học để đánh giá tác động lên sức khỏe người dân nói chung sau quá trình chuyển đổi. Thế nhưng, để có dữ liệu dịch tễ học trên diện rộng, ở các chủng người khác nhau, thuộc các châu lục khác nhau, và tăng độ chính xác của dữ liệu, thì các sản phẩm này cần có mặt trên toàn cầu.

Để làm được điều này, ngoài nỗ lực của khoa học, sự nhìn nhận của chính phủ các nước như đây là một trong những giải pháp song song góp phần quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại của thuốc lá điếu và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Quá trình này sẽ mất từ 15 – 35 năm.

Ông Andre cũng chia sẻ thêm: “Chúng ta sẽ mất cơ hội cải thiện sức khỏe cộng đồng nếu làm ngơ với khoa học. Cách tiếp cận hợp lý nhất là cho phép sự có mặt của sản phẩm dưới biện pháp giám sát đúng đắn, giám sát không chỉ vấn đề kinh doanh tiếp thị, mà cũng đo lường qua thời gian cho thấy có sự giảm bớt về bệnh tật và tử vong sớm hay không. Như thế, sau một khoảng thời gian, chúng ta sẽ có định lượng tuyệt đối về mức độ lợi ích của sản phẩm đối với sức khỏe cộng đồng. Nhưng tôi nghĩ ở thời điểm hiện tại, điều không thể chối cãi là các sản phẩm loại trừ sự đốt cháy này có tác động tích cực đáng kể lên sức khỏe cộng đồng”.

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/kiem-soat-thuoc-la-can-nhung-giai-phap-song-hanh-140825.html