Kiếm hiệp Kim Dung: Không phải Đoàn Dự hay Nam Đế đây mới là cao thủ số một của phái Đại Lý Đoàn Thị

Đoàn Dự và Nam Đế Đoàn Trí Hưng là những nhân vật quen thuộc trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, cả hai đều là những cao thủ hàng đầu của phái Lý Đoàn Thị.

Trong tác phẩm Thiên long bát bộ, Đoàn Dự là con của Đoàn Diên Khánh và Đao Bạch Phượng, nhưng từ nhỏ chàng vẫn nghĩ là con của vương gia Đại Lý Đoàn Chính Thuần, ngay bản thân Đoàn Chính Thuần cũng không hề hay biết điều này. Đến cuối truyện, Đoàn Dự là một trong số những người có nội công rất cao cường, vì lúc này nội lực của chàng vốn đã cao hơn Cưu Ma Trí, một trong những đại cao thủ trong truyện. Võ công nổi bật của Đoàn Dự là Lục mạch thần kiếm, Lăng ba vi bộ...

Đoàn Dự.

Đoàn Dự.

Trong tiểu thuyết Anh hùng xạ điệu, Đoàn Trí Hưng là một nhân vật khá quan trọng. Ông cũng tiếp tục xuất hiện trong tiểu thuyết Thần điêu đại hiệp. Ông là con trai của Đoàn Chính Hưng, cháu nội của Đoàn Dự và Mộc Uyển Thanh. Sau khi xuống tóc trút bỏ phiền muộn, ông có pháp hiệu là Nhất Đăng Đại Sư. Là một nhân vật quang minh, trọng nghĩa khí và si võ.

Trước khi câu chuyện Anh hùng xạ điêu bắt đầu, trên giang hồ đang tranh giành quyết liệt bí kíp võ học Cửu âm chân kinh. Vô số cao thủ, bang phái bị cuốn vào vòng tranh đoạt, gây ra rất nhiều tổn thất. Những cao thủ võ công bậc nhất quyết định tụ họp trên đỉnh Hoa Sơn để định ra ai là người mạnh nhất. Người đó sẽ được giữ Cửu âm chân kinh vì theo lý luận của họ, chẳng kẻ nào dám đến cướp bí kíp võ học trong tay người mạnh nhất võ lâm.

Kết thúc Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, Đoàn Trí Hưng trở thành một trong Võ lâm ngũ bá (5 người mạnh nhất võ lâm), hiệu xưng là Nam Đế uy danh lừng lẫy võ lâm (4 người kia là: Vương Trùng Dương, Hoàng Dược Sư, Âu Dương Phong và Hồng Thất Công).

Đoàn Trí Hưng.

Tuy nhiên, nhiều độc giả đánh giá dù Đoàn Dự và Đoàn Trí Hưng đều là một trong những đệ nhất cao thủ của thời đại mình, nhưng xét về võ công có lẽ Đoàn Tư Bình mới là cao thủ số một của phái Đại Lý Đoàn Thị.

Trong Anh hùng xạ điêu Nhất Đăng đại sư nói với Quách Tĩnh và Hoàng Dung rằng: “Nước Đại Lý ta từ Thái Tổ Thần Thánh Văn Vũ Đế dựng nước là năm Đinh Dậu, so với lúc Tống Thái tổ Triệu Khuông Dẫn làm binh biến ở Trần Kiều khoác hoàng bào thì sớm hơn 23 năm…”.

Thái Tổ Thần Thánh Văn Vũ Đế mà Nhất Đăng đại sư Đoàn Trí Hưng nói ở đây chính là Đoàn Tư Bình, người sáng lập vương triều Đại Lý. Cũng theo lời Nhất Đăng đại sư thì: “Họ Đoàn ta có nhân duyên tốt đẹp, chỉ là viên tiểu lại ở biên cương mà trộm được ngôi vua. Mỗi đời đều tự biết tài đức của mình quả thật không đủ để đảm đương việc lớn, nên trước sau run run sợ sợ, không dám có chỗ nào quá phận”.

Đoàn Tư Bình không chỉ là một nhà chính trị gia, ông còn là người sáng lập ra phái Đại Lý Đoàn Thị. Sau khi lấy được thiên hạ, Đoàn Tư Bình quy y cửa phật tạo ra chùa Thiên Long tự, chùa hộ mệnh cho Đại Lý, tạo ra tuyệt kỹ võ học là Lục mạch thần kiếm và Nhất dương chỉ. Trong đó Lục mạch thần kiếm là võ công trấn tự của Thiên Long tự.

Phái Đại Lý Đoàn Thị nổi tiếng với Lục mạch thần kiếm và Nhất dương chỉ.

Hai môn võ công này của họ Đoàn đều rất mạnh, xứng bậc nhất giang hồ. Sau này con cháu của Đoàn Tư Bình là Đoàn Dự dùng Lục mạch thần kiếm chưa thạo mà đã khiến võ lâm kinh hãi, đánh bại cả Mộ Dung Phục một đại cao thủ được giang hồ ca tụng “nam Mộ Dung, bắc Kiều Phong”, còn Đoàn Trí Hưng không học được Lục mạch thần kiếm mà chỉ luyện được Nhất dương chỉ cũng đã xưng hùng thiên hạ được liệt vào 5 nhân vật có võ công mạnh nhất thời đại của ông với danh xưng Nam Đế trong Võ lâm ngũ bá hay Thiên hạ ngũ tuyệt. Qua đó có thể thấy võ công của Đoàn Tư Bình đã

Lục mạch thần kiếm và Nhất dương chỉ là 2 tuyệt kỹ độc môn truyền nội không truyền ngoại của nước Đại Lý: Nhất dương chỉ là bộ chỉ pháp được truyền dạy trong hoàng tộc Đại Lý, còn Lục mạch thần kiếm thì chỉ có những đệ tử xuất gia của Thiên Long tự mới được truyền dạy (nhiều vị vua và hoàng tộc Đại Lý khi về già tu hành tại chùa này), vì uy lực của nó quá lớn nên phải tu tập Phật pháp để trung hòa.

Ngoại trừ người sáng tạo là vua khai quốc của Đại Lý Đoàn Tư Bình, nó được xem là môn võ công tối thượng rất khó để luyện được (kể cả sáu cao tăng đắc đạo Thiên Long tự) cho đến khi Đoàn Dự vô tình luyện được nhưng chưa thực sự phát huy được hết sức mạnh của Lục mạch thần kiếm.

Đoàn Dự vô tình luyện được Lục mạch thần kiếm.

Lục mạch thần kiếm không phải là thanh kiếm, mà nó là tuyệt kỹ sử dụng chân khí chạy qua kinh mạch và các huyệt đạo để biến thành kiếm khí, đả thương đối thủ vô hình vô ảnh, Lục mạch thần kiếm từng được coi là thứ võ công đáng sợ nhất trong Thiên long bát bộ được người trên gian hồ gọi là “Thiên hạ đệ nhất kiếm khí”.

Còn Nhất dương chỉ là yếu chỉ điểm huyệt dùng ngón tay xuất chỉ khí gây sát thương. Người sử dụng Nhất dương chỉ dồn nội lực vào ngón tay trỏ rồi bắn chỉ lực, tuy phạm vi tấn công nhỏ nhưng lực sát thương vô cùng cao. Nếu bị điểm huyệt bằng Nhất dương chỉ thì phải dùng chính Nhất dương chỉ để giải huyệt.

Video: Đoàn Trí Hưng đấu Kim Luân Pháp Vương.

Quốc Tiệp (t/h)

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/kiem-hiep-kim-dung-khong-phai-doan-du-hay-nam-de-day-moi-la-cao-thu-so-mot-cua-phai-dai-ly-doan-thi-a472309.html