Khung pháp lý cho sandbox

Tuy sandbox có thể giúp thúc đẩy sáng tạo và gỡ khó phần nào cho các nhà hoạch định chính sách, song do cách tiếp cận thí điểm này rất mới, nên hiệu quả của nó cũng chưa được chứng thực.

Bài học từ hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ cho thấy là họ đã áp dụng thành công mô hình regulatory sandbox – hành lang pháp lý thử nghiệm trong môi trường hạn chế có kiểm soát.

Việt Nam đang thiếu hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh dịch vụ mới dựa trên công nghệ số.

Việt Nam đang thiếu hành lang pháp lý cho các mô hình kinh doanh dịch vụ mới dựa trên công nghệ số.

Xu hướng khó cưỡng

Báo cáo của Thống kê của CBINSIGHTS tháng 2/2019 cho thấy, các khởi nghiệp sáng tạo tạo ra được 39 Kỳ lân, với tổng số vốn đạt 147.37 tỷ USD. Riêng năm 2018, có 16 Kỳ lân. Tổng toàn bộ các kỳ lân có 391 với tổng giá trị là 1 ngàn 210 tỷ USD. (Kỳ lân – Unicorn: Doanh nghiệp trên 1 tỷ USD). Báo cáo cũng chỉ ra, Đông Nam Á đang là điểm nóng nhất hành tinh về các công ty khởi nghiệp FINTECH và là nơi các quỹ đầu tư đang dồn tiền đến. Bản thân trung tâm của khu vực đó như trước đây là Silicon Valley đã thu hút được nhân lực, công nghệ trên toàn cầu thì đến nay những nơi nào như Singapore, Malaysia khung pháp lý của họ sẵn sàng thì sẽ thu hút được nhân tài, vật lực tập trung đến đó.

Việt Nam không thể chậm chân vì thực tế, các hoạt động liên quan đổi mới sáng tạo, mô hình kinh tế mới vẫn diễn ra hằng ngày tại Việt nam, nhưng nhiều doanh nghiệp phải “tị nạn” sang các nước để đăng ký kinh doanh, hoặc vẫn ở Việt nam nhưng hoạt động với hình thức khác. Tại Việt Nam, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo khởi nghiệp đứng thứ ba châu Á với trên 3000 doanh nghiệp.

Thế chân kiềng

Khung pháp lý thử nghiệm có ba nhân tố: Thứ nhất, chính là nhà quản lý, nhà quản trị. Họ phải là người tạo ra môi trường thông thoáng để cho đổi mới sáng tạo đi vào thực tế. Nhưng phải làm sao kiểm soát, giám sát để không tác động ra bên ngoài.

Thứ hai, chính là đối tượng đổi mới sáng tạo. Đó chính là khi tham gia vào quá trình thử nghiệm, các doanh nghiệp phải tuân thủ như nộp đơn tham gia vào sandbox. Doanh nghiệp phải chỉ ra được sự đổi mới sáng tạo của họ là có ích, ít nhất đảm bảo tiêu chí giá rẻ, tiện lợi cho người dân và cam kết bồi thường khi xảy ra vấn đề.

Thứ ba, chính là người dân, đối tượng thụ hưởng trong môi trường sandbox. Người dân phải có quyền biết được những rủi ro có thể xảy ra.

Việt Nam cần làm gì để thúc đẩy phát triển kinh tế khi Kinh tế số của Đông Nam Á dự kiến chạm mốc 300 tỷ USD vào năm 2025, đứng thứ ba trong khu vực về thu hút vốn đầu tư vào kinh tế số?

Cần chú ý rằng, khung pháp lý thử nghiệm không phải là công cụ đa năng có thể sử dụng mọi nơi, mọi lúc. Mà ứng với một bài toán sẽ cần một khung pháp lý riêng phù hợp, ví dụ như mô hình mobile money, P2P lending, hay khung pháp lý cho kinh tế chia sẻ như Airbnb, Grab...

Hiện ở Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ mới đưa ra chỉ thị cho phép sandbox cho kinh tế chia sẻ. Đây mới là chỉ thị chưa ra khung pháp lý rõ ràng và cần một thời gian để xây dựng hành lang pháp lý, nhưng đấy cũng là một tín hiệu tốt cho việc pháp triển khung pháp lý cho các bài toán khác.

Từ kinh nghiệm của các quốc gia đã và đang phát triển Regulatory Sandbox cho thấy, cần chọn cụ thể từng bài toán để thiết lập các Sandbox thử nghiệm, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình thực hiện phù hợp.

Ở Việt Nam, Fintech nói chung và các khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ Blockchain, Cryptocurrency cũng đang rất cần Regulatory sandbox. Do đó, Chính phủ cần chỉ đạo các cơ quan chức năng hình thành các nhóm nghiên cứu về mô hình sandbox, các nhóm này cần kết hợp với các đơn vị nghiệp vụ để đề xuất bài toán cụ thể… Đối với các lĩnh vực mới, ví dụ tiền mã hóa/tiền ảo, Việt Nam không thể “cấm hoàn toàn”, cũng không thể “mở hoàn toàn”. Các nhà làm chính sách cũng cần “Khởi nghiệp” cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Đặng Vân Phúc – Founder CTCP Liên minh các dự án ứng dụng công nghệ Onpun

Nguồn DĐDN: https://enternews.vn/khung-phap-ly-cho-sandbox-159145.html