Khủng hoảng là cơ hội để Thủ tướng Angela Markel 'đánh bóng' tên tuổi?

Mặc dù Đức đang đứng trước cuộc khủng hoảng chính trị do không thành lập được liên minh chính phủ, song các nhà phân tích lại cho rằng đây có thể là cơ hội để Thủ tướng Đức Angela Merkel 'đánh bóng' tên tuổi của mình.

Thủ tướng Angela Markel trong cuộc vận tranh cử hồi tháng 9 vừa qua.

Mới đây, đảng Dân chủ Tự do (FDP) đã tuyên bố rút lui và không thực hiện các cuộc đàm phán để thành lập liên minh Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức. Theo đó, liên minh Chính phủ giữa đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của Thủ tướng Angela Markel và đảng Xanh đã bị tan rã. Đây là lần đầu tiên sau Thế chiến thứ II, Đức không thành lập được Chính phủ sau bầu cử.

Ông Christian Lindner, lãnh đạo đảng FDP đã dành những lời chỉ trích khá gay gắt mà giới truyền thông cho rằng nhằm vào bà Angela Merkel trong bối cảnh các cuộc đàm phán liên quan đến các vấn đề như kiểm soát dòng người nhập cư, ứng phó với biến đổi khí hậu và kế hoạch chi tiêu giữa các đảng đã không được thống nhất. “Thà không tham gia điều hành chính phủ còn hơn là tham gia mà điều hành sai”, ông Lindner nhấn mạnh.

Trước đây, CDU của Thủ tướng Angela Merkel và đảng Dân chủ xã hội (SPD) đã cùng nắm quyền ở Đức và chiếm 504 trên 631 ghế ở Quốc hội trong nhiệm kỳ từ năm 2013 – 2017. Tuy nhiên, sau cuộc bầu cử hồi tháng 9 vừa qua, SPD đã trở thành đảng đối lập.

Mặc dù Thủ tướng Markel đã nhiều lần thuyết phục SPD quay trở lại bàn đám phán, song lãnh đạo SPD Martin Schulz một lần nữa bác bỏ khả năng trở thành đại liên minh với đảng của Thủ tướng Merkel.

Đã có những tin đồn cho rằng, khủng hoảng chính trị hiện tại ở Đức đang có những tác động tiêu cực tới các nhà Lãnh đạo Đức, như Thủ tướng Markel. Tuy nhiên, theo ông Peter Matuschek, chuyên gia phân tích chính trị cho rằng, điều này hoàn toàn ngược lại.

Kết quả cuộc thăm dò mới đây cho thấy, khoảng một nửa số người Đức mong muốn bà Markel tiếp tục nắm giữ chức vụ Thủ tướng Đức.

Đảng CDU của bà Markel đã trải qua một cuộc bầu cử tồi tệ nhất kể từ năm 1949 vào tháng 9 vừa qua. Mặc dù liên minh đảng CDU và đảng Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) đã giành được 33% phiếu bầu, nhưng đã giảm 8,5% so với mức 41,5% trong cuộc bầu cử năm 2003.

Sau khi cuộc đàm phán liên minh sụp đổ, bà Markel cho rằng nên tổ chức một cuộc bầu cử mới hơn là thành lập một chính phủ thiểu số.

Ông Otto Fricke,, thành viên của Ủy ban Liên bang FDP cũng đưa ra nhận định, bà Markel có thể dẫn dắt châu Âu bất chấp sự bế tắc chính trị.

Với vai trò là nền kinh tế lớn nhất khu vực châu Âu, Đức có vai trò quan trọng trong mọi quyết sách của EU, đặc biệt là trong tiến trình đàm phán Brexit, cơ cấu lại nợ cho Hy Lạp và hàng loạt các vấn đề khác.

Ngọc Hà

Nguồn DĐDN: http://enternews.vn/khung-hoang-la-co-hoi-de-thu-tuong-angela-market-danh-bong-ten-tuoi-120556.html