Khủng hoảng kéo Thổ Nhĩ Kỳ vào tay Nga: Cảnh báo 'mối họa' cho Mỹ?

Giới chuyên gia cho rằng, căng thẳng đỉnh điểm quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ gần đây đã gia tăng các nghi ngờ về một chiến lược mới nằm trong tay Nga.

Khủng hoảng quan hệ Thổ-Mỹ

Khủng hoảng trong quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đẩy kinh tế Ankara xuống mức báo động. Theo các chuyên gia, động thái này cũng gây rủi ro cho quan hệ quân sự giữa các đồng minh NATO, nguy cơ cho một hậu quả địa chính trị khó có thể đoán trước được.

Căng thẳng đỉnh điểm quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ đang đi xuống sau các mâu thuẫn liên tục. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuần trước đã thông báo mức thuế mới nhằm vào thép và nhôm của Thổ Nhĩ Kỳ, khiến cho đồng lira giảm mạnh sau vụ việc Ankara tiếp tục giam giữ linh mục người Mỹ Andrew Brunson.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 10/8 đã nói trên tờ the New York Times, trừ khi Mỹ có thể đảo ngược tình thế đơn phương và thiếu tôn trọng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu cho quá trình tìm bạn mới và đồng minh mới”.

Cảnh báo đưa ra sau khi Tổng thống Erdogan có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm thảo luận về các vấn đề thương mại và kinh tế cũng như khủng hoảng Syria.

Quan hệ quân sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ “đứt gánh giữa đường” khi Washington đã hỗ trợ cho lực lượng người Kurd tại Syria (YPG). Với Ankara, YPG được xem như tổ chức khủng bố.

Các căng thẳng giữa Washington và Thổ Nhĩ Kỳ liên tục gia tăng. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nhất quyết mua hệ thống phòng không S-400 của Nga và điều này khiến Washing ton càng không hài lòng với đồng minh NATO.

Thêm vào đó là các trừng phạt tăng cường của Mỹ vào Nga. Điều này khiến Thổ Nhỗ Kỳ nghĩ đến Nga và tăng cường thêm mối quan hệ giữa hai nước.

Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA)

Ngày 13/8, Tổng thống Trump đã ký ban hành Luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) trong đó có lệnh cấm chuyển giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara vẫn quyết mua hệ thống S-400 của Nga.

Đô đốc Hải quân Mỹ về hưu, ông James Stavridis đã liên tục khích lệ cải thiện quan hệ cho Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ.

“Để mất Thổ Nhĩ Kỳ là một sai lầm địa chính trị nghiêm trọng. Hi vọng rằng, Mỹ có thể kéo Thổ Nhĩ Kỳ trở lại. Tuy nhiên, Ankara đã thực hiện các bước đầu tiên đi ngược với Mỹ ở giai đoạn này”, ông James Stavridis nói trên MSNBC vào ngày 13/8.

Cố vấn an ninh quốc gia Tổng thống Trump, ông John Bolton đã có cuộc gặp gỡ với đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ Serdar Kilic vào ngày 13/8 nhằm thảo luận về việc Ankara tiếp tục giam giữu linh mục Andrew Brunson đồng thời đánh giá về tình hình quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ ở thời điểm hiện tại”, Nhà Trắng cho biết.

Theo giới quan sát, đối thoại của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đặt ra câu hỏi về mức độ tin cậy với tư cách là đồng minh NATO và ngờ vực liệu Ankara có nên tiếp tục ở lại liên minh nữa hay không.

Ông Joshua Landis, giám đốc Trung tâm nghiên Trung Đông nói trên AFP rằng, nếu Thổ Nhĩ Kỳ từ chối quan hệ với liên minh NATO thì sẽ dẫn đến thảm họa.

“Không có lý do gì để đẩy Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi liên minh NATO. Bởi nếu ra khỏi cuộc chơi, Ankara sẽ rơi vào tay Nga”, ông Joshua Landis nói.

“Căn cứ không quân chủ chốt”

Các chuyên gia cũng để mắt tới động thái căn cứ không quân Thổ Nhĩ Kỳ - Incirlik cách biên giới Syria chỉ khoảng 110km. Căn cứ này hiện là sợi dây kết nối quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thập kỷ.

Vị trí của căn cứ không quân Incirlik có tương quan với Trung Đông và là tài sản chiến lược cho quân đội Mỹ và NATO.

Căn cứ này là kho dự trữ khoảng 50 quả bom hạt nhân của Mỹ. Quân đội Mỹ cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ máy bay không người lái và hoạt động tình báo ở khu vực biên giới nhằm hỗ trợ Ankara theo dõi hoạt động của Đảng Công nhân Kurd (PKK).

Vào năm ngoái, ứng viên Đảng đối lập Muharrem Ince tham gia bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa đóng căn cứ không quân Incirlik trừ khi Mỹ chịu dẫn độ Giáo sĩ Fethullah Gulen – nhân vật mà Ankara cho rằng đã tham gia cuộc đảo chính vào năm 2016.

Ông Muharrem Ince đã thua trong cuộc bầu cử Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, căn cứ Incirlik hiện đang là chủ đề nóng.

Sau vụ đảo chính, chỉ huy căn cứ Incirlik đã bi bắt vì nghi ngờ có liên quan đến vụ việc này.

Các chuyên gia cho rằng, quan hệ quân sự Thổ Nhĩ Kỳ rạn nứt cũng sẽ làm “đau” Ankara thêm nữa.

Chẳng hạn như, khủng hoảng ngoại giao với Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây nguy hiểm cho thỏa thuận 1.5 tỷ đô la mà Ankara đã ký với Pakistan thương vụ 30 chiếc trực thăng do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Đồng tiền lira sụt giảm mạnh, các thượng vụ của Thổ Nhĩ Kỳ với các quốc gia khác ít nhiều cũng ảnh hưởng và chịu rủi ro.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan ngày 13/8 cáo buộc "những kẻ khủng bố kinh tế" đang âm mưu gây ảnh hưởng xấu tới Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách truyền bá các thông tin sai sự thật và nói rằng, họ sẽ đối mặt với việc thực thi pháp luật khi các nhà chức trách tiến hành điều tra những người bị nghi ngờ có liên quan.

Theo ông Landis, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là nước bị tổn hại nhiều nhất bởi vì họ yếu hơn Mỹ nhiều. Ở tình huống hiện tại, có lẽ chịu thiệt thòi lớn nhất vẫn là các quốc gia nhỏ hơn mà thôi./.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/khung-hoang-keo-tho-nhi-ky-vao-tay-nga-canh-bao-moi-hoa-cho-my-356880.html