Khủng hoảng đồng rupee ở Ấn Độ: Điềm lành hay thảm họa?

Các nhà phân tích tài chính cho rằng, việc Ấn Độ đang chao đảo giữa cuộc khủng hoảng vì đồng rupee mất giá thực chất lại là 'điềm lành' cho đất nước. Bởi lẽ, vốn dĩ đồng rupee đã bị trì hoãn do giá dầu tăng vọt cũng như mức lãi suất vươn lên trong năm nay, khiến nó bị mất giá tận 14% so với đồng đô–la trong cùng giai đoạn.

Tuy nhiên, tiến sĩ VK Vijayakumar, trưởng phòng chiến lược đầu tư của Dịch vụ Tài chính Geojit, cho rằng việc khủng hoảng tiền tệ không hẳn là bất lợi cho nền kinh tế Ấn Độ. Vì mặc dù tỉ giá hối đoái suy giảm đồng nghĩa với việc nhập khẩu sẽ trở nên đắt đỏ hơn, nhưng lại khiến cho xuất khẩu rẻ đi nhiều.

Hàng hóa từ một quốc gia đang gặp trục trặc tiền tệ thông thường sẽ rẻ hơn là hàng hóa đến từ một cường quốc sở hữu tiền tệ vững mạnh. Điều này mang đến triển vọng về tăng cao mua bán nếu như các quốc gia khác biết tận dụng mức giá rẻ.

Trường hợp của Ấn Độ, tiến sĩ Vijayakumar nói rằng các danh mục công nghiệp xuất khẩu, kể cả công nghệ thông tin hay dược phẩm, đều đang được hưởng lợi từ giá trị tiền tệ thấp hiện tại.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ Express.co.uk, ông nói: “Rupee Ấn Độ đã giảm chừng 14% trong năm nay. Đây dĩ nhiên là một mức rất tệ. Tới năm 2018, đồng rupee đã đạt mức vượt giá trị theo như các chỉ số của tỷ giá hối đoái hiệu quả (chỉ số mô tả sức mạnh của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác), bởi đồng rupee vốn ở mức ổn định từ năm 2015–2017.”

Tiền rupee của Ấn Độ: khủng hoảng chứ không thảm họa.

Tiền rupee của Ấn Độ: khủng hoảng chứ không thảm họa.

“Sự điều chỉnh đột ngột này có thể hiểu là do thâm hụt tài khoản vãng lai bởi mức dầu thô tăng đột biến. Đồng thời, các nguồn vốn đầu tư từ Ấn Độ do sự tăng trưởng ổn định của lãi suất trái phiếu Mỹ cũng làm sự mất giá của rupee thêm trầm trọng.” Ông Vijayakumar nhận định.

Ông bổ sung thêm: “Tương lai của đồng rupee sẽ phụ thuộc chủ yếu vào phương thức giao chứng từ nhận tiền ngay (CAD – cash against documents), mà cái đó thì lại được quyết định bởi giá dầu thô.”

“Quan trọng hơn, tiền tệ mất giá không phải là thảm họa.” Ông nhấn mạnh. “Đối với Ấn Độ, nơi tiếp nhận kiều hối lớn nhất thế giới (72 tỷ đô trong năm 2017) thì việc này phải là vận tốt mới đúng. Vả lại, xuất khẩu Ấn Độ như công nghệ thông tin và dược phẩm còn được hưởng lợi nữa.”

Mặc dù vậy, ông cảnh báo rằng tỷ giá hối đoái sẽ còn chịu rủi ro hơn nữa nếu như giá dầu vẫn tiếp tục tăng. Trên thực tế, giá dầu đã chạm mốc trong năm nay dù cho những sắc lệnh sắp tới từ phía Mỹ áp dụng lên Iran.

Ấn Độ còn là nước phụ thuộc nặng vào nhập khẩu: khi mà đến 80% số dầu cần thiết của quốc gia đều là nhập từ nước ngoài về.

Tiến sĩ Vijayakumar nói: “Nếu như giá dầu thô tăng lên trên 85 đô và lợi suất 10 năm của Mỹ tăng vượt 3.3%, thì đồng rupee sẽ lại bị ảnh hưởng.”

Có nhiều nhân tố khác ảnh hưởng tới đồng rupee.

Ngân hàng Dự trữ của Ấn Độ cũng đã giữ một mức lãi suất vào đầu tháng 10/2018 trong một động thái khiến các nhà phân tích ngạc nhiên.

Biện hộ cho quyết định của họ, ngân hàng nói việc đó là nhằm để “thắt chặt các yếu tố vĩ mô trong nước.” Bên cạnh đó, trong lời thông báo của ngân hàng, họ nói “Biến động toàn cầu trong tình hình căng thẳng thương mại leo thang, giá dầu bất ổn và tăng tiến, cũng như các điều kiện tài chính toàn cầu đều đang chỉ ra những rủi ro tiềm tàng cho viễn cảnh của sự phát triển và lạm phát.”

Quỳnh Anh

Theo Express UK

Nguồn Ngày Nay: http://ngaynay.vn/kinh-te/khung-hoang-dong-rupee-o-an-do-diem-lanh-hay-tham-hoa-130581.html