Khủng bố nước Mỹ 11/9: Nỗi đau 'không danh tính' và gần 10.000 người mắc ung thư

Đã 17 năm trôi qua kể từ ngày nước Mỹ bị khủng bổ kinh hoàng, mới chỉ có 1.642 nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố được chính thức xác nhận danh tính, hơn 1.000 người khác vẫn chưa biết là ai.

Nước Mỹ sẽ không bao giờ quên sáng thứ Ba ngày 11/9/2001, chiếc máy bay mang số hiệu 11 của Hãng hàng không American Airlines đâm thẳng vào tầng 93 đến 99 của tòa tháp phía Bắc thuộc Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York.

Tiếp theo đó, chuyến bay số hiệu 175 của hãng United Airlines đâm vào tòa nhà Nam, khiến hai tòa nhà này trở thành một quả cầu lửa khổng lồ.

Hai chiếc máy bay đều đã bị những tên khủng bố chiếm đoạt, điều khiển để lao vào tòa tháp đôi, phá vỡ niềm tự hào của nước Mỹ lúc bấy giờ.

Ảnh: NASA.

Đồng thời, vụ khủng bố này cũng gây thiệt hại nặng nề cho kinh tế của khu vực Lower Manhattan, đóng cửa phố Wall và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ nói chung.

Ảnh: Getty.

Chỉ trong vòng 1 giờ 42 phút, cả hai tòa tháp cao 110 tầng sụp đổ, hàng triệu mảnh vỡ văng ra tung tóe, gây nên những vụ cháy khiến các tòa nhà xung quanh bị sụp đổ một phần hoặc hoàn toàn. Ít nhất 10 công trình lớn khác bên cạnh tòa tháp đôi bị ảnh hưởng.

Ảnh: AP.

Khói bụi bốc lên nghi ngút, những người đang ở trong tòa tháp hoảng loạn bỏ chạy, có những người chới với ngoài cửa sổ, ai cũng hy vọng có thể sống sót sau thảm họa kinh hoàng.

Ảnh: Getty.

Một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự kiện này là "The Falling Man", cho thấy một người đàn ông lựa chọn nhảy xuống từ tầng cao, còn hơn chịu chết vì khói độc và bụi bên trong.

Ảnh: AFP.

Theo thống kê, đã có 2.996 người thiệt mạng và hơn 6.000 người khác bị thương. Trong đó, bao gồm 265 người trên bốn chiếc máy bay bị khủng bố kiểm soát (tất cả mọi người trên máy bay đều tử vong), 2.606 người trong Trung tâm Thương mại Thế giới và khu vực xung quanh, 125 người tại Lầu Năm Góc (do bị một chiếc máy bay khác tấn công).

Cho tới nay, mới chỉ có 1.642 nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố được chính thức xác nhận danh tính, hơn 1.000 người khác vẫn chưa biết là ai. Lực lượng chức năng tìm thấy khoảng 22.000 bộ phận cơ thể người tại hiện trường Trung tâm Thương mại Thế giới.

Ảnh: Getty.

Các chuyên gia vẫn miệt mài làm việc ở một phòng thí nghiệm tại New York, với mục tiêu nhận dạng những phần thi thể nạn nhân sót lại. Họ nghiền nhỏ các mẫu xương thành bột mịn trước khi trộn với 2 chất hóa học giúp phát hiện ADN của xương.

Ảnh: AP.

Tuy nhiên, do điều kiện môi trường lúc đó (khói lửa, nấm mốc, vi khuẩn, ánh nắng mặt trời, nhiêu liệu từ máy bay, xăng dầu) đã làm phá hủy cấu trúc ADN trong xương nên tỷ lệ xác định không cao.

Ảnh: The Atlantic.

Khói bụi độc hại từ vụ khủng bố khiến ít nhất 9.795 người nhiễm ung thư (số liệu do Chương trình Sức khỏe của WTC công bố nhân chuỗi hoạt động kỷ niệm 17 năm vụ khủng bố kinh hoàng tại tòa tháp đôi).

Ảnh: AFP.

Đã có khoảng 1.700 người bị ảnh hưởng từ cuộc khủng bố 11/9 tử vong, trong đó có 420 bệnh nhân ung thư. Những nạn nhân sống sót, cư dân xung quanh và cứu hộ liên quan đến vụ việc có xu hướng bị các bệnh ung thư tuyến giáp, ung thư da, và cũng đối mặt với nguy cơ cao hơn mắc ung thư bàng quang.

Ảnh: New York Times.

17 năm sau thảm kịch, số lượng người cần hỗ trợ y tế đã tăng lên đáng kể, nhất là những người lớn tuổi. Bác sĩ Michael Crane, Giám đốc y tế thuộc Chương trình Sức khỏe WTC cho biết: "Chúng tôi nhận 15 đến 20 ca bệnh mỗi tuần".

Ảnh: Getty.

Nguồn Gia Đình Mới: https://www.giadinhmoi.vn/khung-bo-nuoc-my-11-9-noi-dau-khong-danh-tinh-va-gan-10000-nguoi-mac-ung-thu-d11993.html