Khu vực kinh tế tư nhân: Vẫn còn nhiều bất cập

Dù đã có những thành tựu to lớn về phát triển số lượng doanh nghiệp (DN) cũng như đóng góp cho nền kinh tế và xã hội, song khu vực kinh tế tư nhân (KTTN) vẫn tồn tại nhiều điểm bất cập.

Những năm gần đây, số DN đăng ký thành lập mới gia tăng mạnh mẽ. Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), 9 tháng đầu năm, số DN thành lập mới đạt kỷ lục với trên 102.000 DN, vốn đăng ký bình quân một DN tăng mạnh, đạt trên 12 tỷ đồng, mức cao nhất từ trước đến nay. Trước đó, năm 2018, 31.275 DN được đăng ký, năm thứ tư liên tiếp có số lượng DN thành lập mới đạt mức cao nhất trong lịch sử.

Tuy nhiên, có khoảng cách đang ngày càng lớn dần giữa số DN đã đăng ký kinh doanh và số DN đang thực sự hoạt động. Theo Tổng cục Thống kê, chỉ có 541.753 DN tư nhân đang thực sự hoạt động trong năm 2017 (chiếm hơn 50% tổng số DN đã đăng ký). Giai đoạn 2010 - 2016, số DN thực sự đi vào hoạt động chỉ tăng lên từ 22.000 - 40.000 DN mỗi năm; đến giai đoạn 2016-2018 cải thiện đáng kể, đạt 40.000-70.000 DN (tính cả DN quay trở lại hoạt động).

Quy mô doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ

Quy mô doanh nghiệp tư nhân còn nhỏ

Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, dù trong thời gian qua, đã có sự phát triển vượt bậc về số lượng DN được thành lập mới và những đóng góp cho nền kinh tế và xã hội, tuy nhiên, khu vực KTTN vẫn bộc lộ những điểm bất cập như: Năng suất lao động và hiệu quả sử dụng nguồn lực còn thấp; quy mô DN còn hạn chế, đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu ít; liên kết với các khu vực DN khác còn lỏng lẻo; chậm đổi mới công nghệ...

"Để khắc phục những bất cập và hạn chế đó, cần tiếp tục có những đổi mới về phương thức quản lý nhà nước (QLNN) đối với khu vực KTTN", đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh.

Hiện nay, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến để hoàn thiện dự thảo Đề án Đổi mới toàn diện QLNN về kinh tế. Theo đó, dự thảo xác định quan điểm, khu vực KTTN là động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nên nhà nước cần phải thường xuyên đổi mới mạnh mẽ phương thức QLNN đối với khu vực này và thực hiện QLNN thông qua pháp luật. Đặc biệt, thay đổi tư duy QLNN. Nhà nước coi DN là khách hàng được phục vụ chứ không phải đối tượng quản lý.

Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam đang đứng trước cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế số, nhà nước phải tiếp cận một hệ thống thể chế với tư duy hiện đại, theo kịp tình hình mới và nâng cao năng lực bộ máy QLNN.

Về các giải pháp đổi mới phương thức QLNN đối với khu vực KTTN, dự thảo cũng chỉ rõ, các chỉ tiêu, tầm nhìn về sự phát triển KTTN cần được rà soát, đánh giá lại để phù hợp hơn với thực tế và các chủ trương, chính sách, pháp luật hiện hành; đồng thời, nhấn mạnh nhiều hơn các nội dung về chất lượng.

Theo dự thảo Đề n Đổi mới tođn diện QLNN về kinh tế, cc mục tiu, giải php pht triển khu vực KTTN phải được cụ thể hỉa vđo Quy hoạch tổng thể pht triển kinh tế - x hội 5 năm, kế hoạch pht triển kinh tế - x hội hđng năm của cc bộ, ngđnh vđ địa phương.

Tuệ Minh

Nguồn Công Thương: https://congthuong.vn/khu-vuc-kinh-te-tu-nhan-van-con-nhieu-bat-cap-126778.html