Khu Di tích Cát Tiên: Điểm đến không thể bỏ qua của những người đam mê khảo cổ

Quần thể Di tích Cát Tiên có quy mô lớn, mang đặc điểm của một quốc gia cổ, có sự phát triển khá sớm, có quan hệ rộng rãi với nhiều nền văn hóa khác ở vùng Nam Đông Dương và thế giới bên ngoài. Cùng Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam khám phá một trong những di tích được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt này.

Nằm rải rác dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai kéo dài khoảng 15 km, Di tích khảo cổ Cát Tiên thuộc địa bàn xã Quảng Ngãi, xã Đức Phổ, xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên).

Nằm rải rác dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai kéo dài khoảng 15 km, Di tích khảo cổ Cát Tiên thuộc địa bàn xã Quảng Ngãi, xã Đức Phổ, xã Gia Viễn (huyện Cát Tiên).

Khu di tích Cát Tiên được phát hiện năm 1985. Đến năm 1986, Trung tâm nghiên cứu Khảo cổ học thuộc Viện KHXH TP HCM đã tổ chức cuộc điều tra, thám sát trên một vệt dài dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai từ Buôn Goh đến xã Quảng Ngãi và tìm thấy nhiều dấu hiệu di tích phân bố rải rác trong phạm vị 15 km dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai từ Dốc Khỉ (xã Quảng Ngãi) đến địa bàn xã Đức Phổ.

Với quy mô kiến trúc được phát hiện cùng sự phân bố đậm đặc của di tích, các nhà nghiên cứu thực sự khó tin rằng gần một thế kỷ sục sạo tìm kiếm nhiều khu di tích lớn như: Mỹ Sơn, Óc Eo, (Việt Nam), Chămpaxắc (Lào), Ăngcovát, Ăngco thom (Cămpuchia)… các nhà nghiên cứu của Trường viễn đông bác cổ lại chưa hề được biết đến khu di tích Cát Tiên mặc dù ít nhiều họ đã đặt chân đến vùng đất này.

i tích được khai quật vào các năm 1994, 1995, 1996, 1997 tại các gò 1A, 2A, 2B và gò 5 do Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tiến hành. Những cuộc khai quật này đã làm xuất lộ một số gò tháp lớn như phế tích tháp 1A, 2A cùng với một sưu tập hiện vật có giá trị nghiên cứu.

Năm 1994, Bảo tàng Lâm Đồng đã kết hợp với Viện khảo cổ học Việt Nam tiến hành khai quật lần lượt các di tích cho đến ngày nay. Các cuộc khai quật tiếp tục làm xuất lộ thêm nhiều phế tích kiến trúc lớn như kiến trúc nhà dài 2C, 2D; kiến trúc gò 8A, 8B, lò gạch cổ và nhiều hiện vật mới lạ có giá trị nghiên cứu. (Ảnh: Bảo tàng Lâm Đồng cung cấp)

Năm 1998, di tích được nhà nước xếp hạng là Di tích quốc gia. Đến năm 2014, được cộng nhân là Di tích quốc gia đặc biệt.

GS Phan Huy Lê và một số GS, TS nghiên cứu Di tích khảo cổ Cát Tiên

Linga – Yoni nằm trong di tích 1A (Di tích khảo cổ Cát Tiên) được đánh giá lớn nhất Đông Nam Á.

Khách nước ngoài tham quan tại Di tích khảo cổ Cát Tiên.

Không chỉ là nơi lưu giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa, Di tích khảo cổ Cát Tiên còn là nơi tham quan, học tập và nghiên cứu.

Những mẫu di vật có giá trị từ hàng ngàn năm trước được phát hiện.

Chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo, Di tích Khảo cổ Cát Tiên hiện lưu giữ rất nhiều hiện vật như: tượng Ganesa bằng đá, bộ Linga-Yony, hộp bạc, nhiều mảnh vàng khắc tạc các vị thần như Sihva, Vishnu, Brama, India.

Hiếu Nghĩa – Huỳnh Phúc

Nguồn Pháp Luật Plus: https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/khu-di-tich-cat-tien-diem-den-khong-the-bo-qua-cua-nhung-nguoi-dam-me-khao-co-d145642.html