Không quân Ukraine: Toàn 'gươm cùn' sao đấu được với Nga?

Với những chiếc Su-27 có từ thời Liên Xô và chưa hề được nâng cấp, đó là thảm cảnh của Không quân Ukraine; vậy họ sẽ đối đầu như thế nào với các máy bay chiến đấu ưu việt mới của Nga, nếu một cuộc chiến xảy ra?

Nga và Ukraine đều là những quốc gia được thừa hưởng một lượng lớn vũ khí hiện đại sau khi Liên Xô giải thể vào năm 1991. Nga đã thành công hơn nhiều, trong việc hiện đại hóa số vũ khí của họ; nhất là sau cuộc chiến với Gruzia năm 2008 và trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với các nước phương Tây.

Nga và Ukraine đều là những quốc gia được thừa hưởng một lượng lớn vũ khí hiện đại sau khi Liên Xô giải thể vào năm 1991. Nga đã thành công hơn nhiều, trong việc hiện đại hóa số vũ khí của họ; nhất là sau cuộc chiến với Gruzia năm 2008 và trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với các nước phương Tây.

Ngược lại, các lực lượng vũ trang của Ukraine đã bước vào suy thoái, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc; điều này được phản ánh mạnh mẽ, trong khả năng của cả lực lượng Không quân và Phòng không của họ.

Với một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga, nhằm vào các mục tiêu của Ukraine, có khả năng phụ thuộc nhiều vào việc triển khai các khí tài trên không, như một phần của hành động quân sự hạn chế, nhằm đánh trả cuộc tấn công của Ukraine vào lực lượng ly khai, do Nga hậu thuẫn ở khu vực Donbass.

Ukraine được kế thừa một số máy bay chiến đấu MiG-29 và Su-27 của Liên Xô. Nếu trong Chiến tranh Lạnh, tiêm kích MiG-29 được thiết kế như một máy bay đa nhiệm tầm ngắn, trọng lượng trung bình; thì Su-27 được thiết kế cho các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không của Liên Xô.

Trong khi số máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba cũ hơn của Ukraine, như MiG-23 hay MiG-21 đã ngừng hoạt động, vì quá lạc hậu; thì những chiếc máy bay thế hệ 4 như MiG-29 và Su-27 vẫn còn được sử dụng. Mặc dù trước đó, Kiev đã "bán bớt" tiêm kích Su-27 sang Đông Phi, để phục vụ trong Chiến tranh Ethiopia-Eritrean.

Một số máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine, đã bị Quân đội Nga bắt giữ, trong cuộc thu phục Crimea vào năm 2014; mặc dù những chiếc máy bay này, sau đó đã được trao trả cho Kiev, như một cử chỉ thiện chí của Nga với quốc gia láng giềng.

Mặc dù được chế tạo từ thời Liên Xô, nhưng những chiếc tiêm kích chiến đấu Su-27, vẫn là một trong những loại máy bay có khả năng chiến đấu tốt nhất ở châu Âu, và là một trong số rất ít máy bay chiến đấu, chiếm ưu thế trên không cao cấp; cũng như niềm "hy vọng" của Lực lượng vũ trang Ukraine.

Tuy nhiên các nỗ lực hiện đại hóa và bảo dưỡng Su-27 của Ukraine rất hạn chế do không được quan tâm đúng mức. Trong khi các phi công chỉ có trung bình 40 giờ bay mỗi năm, có nghĩa là cường độ sử dụng số máy bay này rất thấp. Chỉ tính riêng trong năm 2018, hai chiếc Su-27 của Ukraine đã bị rơi, phi công thiệt mạng.

Hiện nay số lượng Su-27 của Không quân Ukraine chỉ còn 32 chiếc và số máy bay này vẫn là mối đe dọa lớn nhất, đối với những chiến đấu cơ của Nga, nếu xâm nhập không phận Kiev.

Nếu những chiếc Su-27 của Ukraine, được hiện đại hóa lên chuẩn Su-27SM2 như của Nga, sẽ biến chúng thành máy bay chiến đấu thế hệ 4+, với động cơ và điện tử hàng không hiện đại, cùng radar Irbis-E; tuy nhiên Kiev không làm được nhiều như vậy.

Không chỉ hiện đại hóa về thiết bị điện tử, Su-27SM2 của Nga, còn được tích hợp một số công nghệ từ Su-35, để tăng cường khả năng không đối không và trang bị các loại vũ khí đối không tầm xa tiên tiến như tên lửa R-27ER.

Trong khi đó, số máy bay Su-27 của Ukraine vẫn thua xa các máy bay Su-27 của Nga; kể từ khi Liên Xô tan rã, Kiev vẫn chưa có những nâng cấp gì đáng kể, ngoài lớp vỏ được sơn ngụy trang kiểu pixel và được Ukrainea coi là "nâng cấp lớn".

Do không có công nghệ, cùng với kinh phí hạn chế, nên những chiếc Su-27 của Ukraine vẫn sử dụng hệ thống điện tử hàng không, cũng như các hệ thống tác chiến điện tử có từ thời Liên Xô, được trang bị trên loại máy bay này; và đồng nghĩa là không thể sử dụng những vũ khí hiện đại.

Do vậy những chiếc Su-27 của Ukraine, không thể là đối thủ của ngay chính những chiếc Su-27 của Nga; mặc dù chúng đều là những "người anh em", được thừa hưởng từ Liên Xô, chứ đừng nói đến những máy bay chiếm ưu thế trên không của Nga hiện nay, như tiêm kích Su-30SM hay Su-35.

Một minh chứng nhỏ về máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không của Nga, có khả năng tấn công các máy bay đối phương, ở cự ly lên tới 130km với tên lửa R-27ER, hoặc 110km với tên lửa R-77. Thậm chí với tên lửa R-77 cải tiến, có khả năng tiến công mục tiêu đến 193km.

Trong khi đó, lực lượng Không quân Ukraine lại không có bất cứ loại tên lửa tầm xa nào; ngay cả những loại tên lửa trên của Nga, nếu Kiev có bí mật mua được, qua nước thứ ba, thì cũng chưa chắc Ukraine có thể sửa đổi các máy bay chiến đấu của họ, để sử dụng chúng.

Do đó, các máy bay chiến đấu của Nga như Su-30SM, có thể giao chiến với máy bay chiến đấu của Ukraine ở phạm vi, vượt xa mọi đòn trả đũa tiềm năng. Cùng với đó là khả năng chế áp điện tử của Ucraina, với các vũ khí Nga rất hạn chế; do vậy, Không quân Kiev sẽ bị xóa sổ trong một "nốt nhạc", nếu dám đối đầu trực diện với Không quân Nga. Nguồn ảnh: Pinterest.

Tiêm kích Su-27 - nền tảng chiến đấu cơ thành công nhất mà Liên Xô từng thiết kế thành công trong quá khứ. Nguồn: HACI.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-quan-ukraine-toan-guom-cun-sao-dau-duoc-voi-nga-1528141.html