Không quân Mỹ soán ngôi Ấn Độ về tai nạn: Vì đâu nên nỗi?

Điều gì đã xảy ra với lực lượng không quân số một thế giới, khi chỉ trong vòng một tháng, Mỹ đã mất 5 máy bay hiện đại do tai nạn? Kỷ lục này khiến Mỹ soán ngôi của Không quân Ấn Độ, trở thành lực lượng không quân có tỷ lệ rơi máy bay cao nhất.

Năm 2020, có lẽ là năm "đen đủi" với Quân đội Mỹ, khi "vận hạn" liên tục bám theo; đầu tiên là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khiến Quân đội Mỹ phải tạm dừng triển khai trên phạm vi toàn cầu 60 ngày. Ảnh: Tàu sân bay Roosevelt của Mỹ đã phải nằm bờ dài hạn, vì nhiều thủy thủ trên tàu nhiễm virus SARS-CoV-2.

Năm 2020, có lẽ là năm "đen đủi" với Quân đội Mỹ, khi "vận hạn" liên tục bám theo; đầu tiên là do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, khiến Quân đội Mỹ phải tạm dừng triển khai trên phạm vi toàn cầu 60 ngày. Ảnh: Tàu sân bay Roosevelt của Mỹ đã phải nằm bờ dài hạn, vì nhiều thủy thủ trên tàu nhiễm virus SARS-CoV-2.

Chưa hết, thủy thủ đoàn của 3 tàu sân bay bị nhiễm virus SARS-CoV-2, khiến 3 chiếc phải nằm bờ; ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Quân đội Mỹ. Ảnh: Tàu sân bay USS Ronald Reagan, cũng phải nằm bờ tại Nhật Bản, vì thủy thủ đoàn nhiều người bị dương tính với SARS-CoV-2.

Ngay sau khi triển khai lực lượng trở lại sau đại dịch COVID-29, lực lượng Không quân Mỹ liên tiếp gặp tai nạn; vào ngày 15/5, một chiếc máy bay tàng hình F-22, thuộc loại hiện đại nhất của Không quân Mỹ đã bị rơi, khi hoạt động gần căn cứ Eglin ở bang Florida. Phi công trong vụ tai nạn đó nhảy dù thoát thân an toàn. Ảnh: Tiêm kích tàng hình F-22 của Mỹ có giá trị khoảng 143 triệu USD/chiếc.

Vào ngày 19/5, cũng tại căn cứ Eglin, Không quân Mỹ thông báo, chiếc máy bay F-35A bị rơi trong lúc chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay này, phi công đã kịp nhảy dù; Không quân Mỹ không nêu tình trạng của chiếc máy bay hiện đại này. Cơ quan chức năng đang điều tra vụ tai nạn. Ảnh: Một chiếc F-35 chuẩn bị hạ cánh xuống căn cứ Eglin.

Vận đen chưa dừng lại, vào ngày 8/6, một máy bay vận tải C-130H đột nhiên mất kiểm soát trong khi hạ cánh và lao ra khỏi đường băng, đâm vào hàng rào của trại huấn luyện và máy bay bốc cháy; 4 thành viên phi hành đoàn đã bị thương nặng. Ảnh: Máy bay C-130H.

Vào ngày 15/6 vừa qua, một chiếc F-15 thuộc thuộc phi đội bay số 48 của lực lượng Không quân Mỹ, đóng tại căn cứ Lakenheath ở hạt Suffolk (miền đông nước Anh), trong nhiệm vụ bay huấn luyện, đã biến mất khỏi màn hình radar. Ảnh: Máy bay chiến đấu F-15C.

Sau khi máy bay mất tích, các nhân viên tìm kiếm và cứu hộ đã tiến hành một cuộc tìm kiếm quy mô lớn, và họ đã tìm thấy mảnh vỡ của máy bay rơi; nhưng thật không may, phi công điều khiển máy bay không kịp nhảy dù và đã bị thiệt mạng, xác chết của phi công đã được tìm thấy ngay sau đó.

Ngày 18/6, một chiếc tiêm kích hạm F/A-18F của hải quân Mỹ, cất cánh từ tàu sân bay USS Theodore Roosevelt, khi đang thực hiện chuyến tuần tra thường lệ tại biển Philippines đã bị tai nạn, 2 phi công nhảy dù thoát nạn và được một trực thăng của hải quân Mỹ cứu ngay sau đó.

Như vậy trong khoảng thời gian chỉ hơn một tháng, Không quân Mỹ đã phá vỡ kỷ lục về tai nạn máy bay quân sự; các loại máy bay bị tai nạn, đều thuộc loại hiện đại của Không quân Mỹ; trong đó đáng chú ý là 2 máy bay chiến đấu tàng hình, thuộc hai phiên bản khác nhau. Kỷ lục rơi máy bay này, chỉ có không quân Ấn Độ là nới có thể sánh kịp. Ảnh: Một chiếc F-15C của Không quân Mỹ bị tai nạn.

Ấn Độ là quốc gia nổi tiếng về các vụ tai nạn hàng không quân sự; có thời điểm, tháng nào Không quân Ấn Độ cũng để xảy ra tai nạn; nguyên nhân rơi máy bay của Ấn Độ thì có nhiều, nhưng tựu chung lại là do việc khai thác với cường độ cao, khả năng bảo trì hạn chế, thiếu phụ tùng thay thế và nhiều máy bay đã quá niên hạn sử dụng… Ảnh: Máy bay huấn luyện MiG-21 của Ấn Độ gặp tai nạn. Ảnh: NDTV.

Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2020, có lẽ là năm tai nạn thấp kỷ lục với Không quân Ấn Độ, khi họ chỉ để xảy ra 2 vụ tai nạn; vụ thứ nhất vào ngày 17/4, một trực thăng vũ trang AH-64E "Apache" của Ấn Độ gặp trục trặc, phi công đã phải hạ cánh khẩn cấp xuống mặt ruộng; vụ thứ hai vào ngày 28/5, một chiếc MiG-29UPG đã bị rơi, nhưng phi công đã nhảy dù an toàn. Ảnh: Hiện trường chiếc tiêm kích MiG-29UPG rơi ngày 28/5.

So sánh giữa lực lượng không quân 2 quốc gia với nhau, số lượng máy bay quân sự của Mỹ rơi trong một tháng, bằng trung bình số máy bay quân sự của Ấn Độ rơi trong nửa năm; việc thiết lập kỷ lục về số máy bay quân sự rơi, không phải là không quân Ấn Độ, mà danh hiệu này bây giờ thuộc về không quân Mỹ. Ảnh: Một chiếc F-22 của Không quân Mỹ bị tai nạn.

Video Siêu máy bay ném bom chiến lược số một của Mỹ - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-quan-my-soan-ngoi-an-do-ve-tai-nan-vi-dau-nen-noi-1399300.html