Không quân Iran và cụm TSB Mỹ: Mèo nào cắn mỉu nào

Xin giới thiệu tiếp bài viết nói về cán cân sức mạnh giữa biên đội tác chiến tàu sân bay Mỹ và Không quân Iran.

Không quân ném bom

Không quân Iran và cụm tàu sân bay Mỹ. Ai thắng ai?

Su-24MK - 24 chiếc có thể trực chiến, trong trang bị (sổ sách) - 30 chiếc. Có nghĩa là một trung đoàn không quân biên chế đủ với những chiếc máy bay không dễ điều khiển nhưng vẫn còn rất nguy hiểm này.

F-4D / E “Phantom” - 32 chiếc có thể trực chiến. trong biên chế- 64 chiếc.

F-5E / F "Tiger" - 48 chiếc có thể xuất kích tác chiến, trong biên chế- 60 chiếc.

Su-25 - 8 chiếc trực chiến, 10 chiếc trong biên chế.

Tất nhiên, ở đây, sẽ có người đặt câu hỏi- tại sao những máy bay “Phantom” và “Tiger” lại không được xếp vào lớp máy bay tiêm kích, mà lại là máy bay ném bom?

Phải nói rằng cả hai kiểu máy bay này đều hoàn toàn đủ khả năng sử dụng tên lửa “không đối không” trong đó “Phantom” đã được “huấn luyện” để “làm việc” với R-27 và R-73, còn “Tiger”- chỉ có thể với R-73. Hơn nữa, radar của “Phantom” đã được cải tiến - tăng khả năng phát hiện các mục tiêu bay thấp.

Tuy nhiên, chính người Iran đã xếp chúng vào lớp máy bay ném bom. Có lẽ lời giải thích nằm ở chỗ cả “Phantom” và “Tiger” đều là những kiểu máy bay rất cũ được sản xuất từ trước năm 1979.

Nghĩa là, đến hôm nay chúng đã phục vụ khoảng 40 năm hoặc hơn trong khi không được bảo dưỡng kỹ thuật theo cách tốt nhất. Do đó, những máy bay loại này, dù có thể vẫn cất cánh và “trút bom” lên đầu kẻ thù, nhưng không thể tiến hành các trận không chiến với những động tác cơ động phức tạp và độ quá tải lớn.

Chúng ta sẽ không xem xét toàn bộ các loại vũ khí của máy bay ném bom Iran, chỉ xin lưu ý rằng Iran đã có thể sản xuất được các bom có điều khiển trang bị đầu tự dẫn từ xa hoặc đầu tự dẫn laser, cũng như các tên lửa “không đối đất” có tầm bắn tới 30 km.

Nhưng mối nguy hiểm lớn nhất đối với tàu chiến đối phương là tên lửa chống hạm C-801 và C-802 do Trung Quốc chế tạo.

Tên lửa C-802 (mặt trước)

Tên lửa C-802 (mặt trước)

C-802 (phiên bản xuất khẩu của YJ-83, định danhNATO: CSS-N-8 Saccade) là tên lửa tốc độ cận âm trọng lượng 715 kg, trang bị đầu tự dẫn radar chủ động và đầu tác chiến nặng 165 kg.

Tầm bắn là 120 km, ở quỹ đạo bay hành trình, nó bay ở độ cao 20-30 m, ở quỹ đạo cuối- 5 đến7 m. Tên lửa C-802 hoạt động theo nguyên tắc "bắn và quên", nhưng có thể điều chỉnh được đường bay từ một tàu nổi hoặc từ chính máy bay mang (tên lửa).

Các tên lửa của Trung Quốc loại này cũng được trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh GLONASS / GPS, nhưng liệu hệ thống này có trên tên lửa chống hạm của Iran hay không- không có thông tin.

Chính người Trung Quốc đánh giá rất cao khả năng của C-802, vả tin rằng đầu tự dẫn chủ động của các tên lửa này đảm bảo xác suất tiêu diệt mục tiêu đến 75% ngay cả trong điều kiện bị chế áp vô tuyến điện tử mạnh.

Có phải đúng như vậy không, không dám khẳng định, nhưng chắc chắn rằng đầu tự dẫn của những tên lửa này hoàn thiện hơn đầu tự dẫn của các tên lửa chống hạm thế hệ đầu.

Còn với C-801, tiền thân của C-802, thì về mặt kết cấu, hai kiểu tên lửa này tương tự nhau, khác biệt chính nằm ở động cơ: C-801 không lắp động cơ turbin phản lực, mà là động cơ nhiên liệu rắn hiệu suất kém hơn,- có tầm bắn hơn 60 km.

Tên lửa chống hạm C-802 được chế tạo tại Trung Quốc năm 1989, hiện Iran đã tự sản xuất được phiên bản tương tự mang tên "Nur". Do đó, có thể cho rằng Không quân Iran này không thiếu những tên lửa kiểu này. Thêm nữa, cả Su-24MK và F-4D / E “Phantom” đều có mang chúng.

Ngoài C-802, tên lửa chống radar Kh-58 cũng có thể gây nguy hiểm cho các tàu chiến- Kh-58 có trọng lượng 640 kg và trọng lượng đầu tác chiến 150 kg. Phải thừa nhận rằng, Kh-58, dù được đưa vào sử dụng từ năm 1978 đã qua nhiều lần nâng cấp và do đó vẫn là một trong những loại vũ khí có thể còn được trang bị cho cả Su-57 trong tương lai.

Chỉ tiếc là chúng ta không biết Không quân Iran có trong trang bị biến thế nào (của Kh-68), tuy nhiên, vẫn xin lưu ý rằng ngay cả những quả Kh-58 đầu tiên cũng đã có thể tự “tìm được” đài radar nhảy tần số liên tục.

Lực lượng không quân khác của Iran

Như đã biết, ngày nay tình báo và tác chiến điện tử giữ một vai trò cực kỳ quan trọng, nhưng trong lĩnh vực này, rất tiếc, đối với Iran không chỉ ở mức tệ, mà nói cho đúng, đó là cả một lỗ đen.

Về mặt lý thuyết, Không quân Iran có 2 máy bay cảnh báo sớm và điều khiển (AWACS), nhưng, có lẽ, chỉ có một trong số chúng là có thể hoạt động, và cũng chỉ sử dụng được một phần nào chức năng. Iran không có máy bay tác chiến điện tử (EW), và chắc chắn, cũng không có các container mang các phương tiện tác chiến điện tử hiện đại treo dưới cánh máy bay.

Lực lượng còn lại (ngoài liệt kê ở trên-ND) của Không quân Iran chỉ còn 5 máy bay tuần tiễu “Orion” và 6 chiếc máy bay “Phantom” được cải hoán để làm máy bay trinh sát.

Tất nhiên, danh sách các phương tiện bay của Không quân Iran không phải đến đây là hết. Trong trang bị của Quân đội Iran vẫn còn một số lượng tương đối lớn máy bay huấn luyện, vận tải hạng nhẹ, các máy bay thường và máy bay lên thẳng, ngoài ra, còn có các máy bay không người lái (UAV) nhiều chức năng khác nhau, trong đó có cả một số lượng lớn UAV tấn công"Carrar" có khả năng mang tới một tấn tải trọng hữu ích.

Cụm tàu sân bay "Abraham Lincoln”

Rất tiếc, không có thông tin chính xác về việc hiện có bao nhiêu máy bay chiến đấu đang có mặt trên chiếc tàu sân bay Mỹ này.

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/luc-luong-vu-trang/khong-quan-iran-va-cum-tsb-my-meo-nao-can-miu-nao-3380401/