Không quân Đức trình diễn Voi Đi Bộ nhưng không có phi công

Pha xử lý khá cồng kềnh của Không quân Đức khi họ phải kéo từng máy bay chiến đấu không phi công ra đường băng để xếp hàng chụp ảnh.

Mặc dù được lực lượng không quân Đức mô tả là "màn trình diễn Voi Đi Bộ", tuy nhiên trong bức hình này lại chỉ có 18 máy bay Eurofighter, hoàn toàn không có bất cứ phi công nào.

Mặc dù được lực lượng không quân Đức mô tả là "màn trình diễn Voi Đi Bộ", tuy nhiên trong bức hình này lại chỉ có 18 máy bay Eurofighter, hoàn toàn không có bất cứ phi công nào.

Về cơ bản, có thể coi đây chỉ là một buổi chụp hình thông thường của Lực lượng máy bay tiêm kích Đức, khi mà họ phải kéo từng chiến đấu cơ ra đường băng để xếp đội hình, sau đó lại phải kéo vào nhà chứa bằng xe chuyên dụng.

Không có bất cứ một phi công nào tham gia buổi biểu diễn này, tất cả các chiến đấu cơ Eurofighter đều được kéo bằng... xe kéo máy bay.

Voi Đi Bộ vốn dĩ là một chiến thuật, khi các phi công đưa tiêm kích ra đường băng xếp hàng và cùng cất cánh, đảm bảo thường gian đưa toàn bộ lực lượng máy bay lên không trung là ngắn nhất.

Tuy nhiên trong thời bình, Voi Đi Bộ dường như đã tiến hóa từ chiến thuật quân sự - sang lĩnh vực... nghệ thuật. Lực lượng không quân các quốc gia trên thế giới thường xuyên sử dụng chiến thuật này để phô diễn lực lượng.

Mặc dù vậy, ít có lực lượng không quân nào lại có pha xử lý cồng kềnh như Không quân Đức vừa rồi, khi phải kéo từng tiêm kích ra đường băng chỉ để chụp ảnh.

Chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon được Không quân Đức và nhiều quốc gia châu Âu khác cùng sử dụng, loại tiêm kích này được sản xuất từ năm 1994, tới nay đã gần 30 năm tuổi.

Trên khắp thế giới hiện nay, có khoảng 571 tiêm kích Typhoon đang hoạt động, phần lớn trong số này thuộc biên chế Không quân Hoàng gia Anh, Không quân Đức, Không quân Italia và Không quân Tây Ban Nha.

Chiến đấu cơ Typhoon được thiết kế theo đúng phong cách thực dụng của người châu Âu, nó có kiểu dáng cánh tam giác rất tân thời khi mới ra mắt, sử dụng hai động cơ EJ200 do chính châu Âu phát triển, trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 23,5 tấn.

Kiểu thiết kế của Typhoon giúp nó có thể bay được với tốc độ tối đa lên tới Mach 2.35 khi ở độ cao 11.000 mét trở lên. Đâu là tốc độ bay rất đáng nể, kể cả khi so với các loại tiêm kích Mỹ đồng hạng cân.

Typhoon được thiết kế với một khẩu pháo nòng xoay BK-27 cỡ nòng 27mm với 150 viên đạn. Kèm theo đó, nó còn mang theo được tới 9 tấn vũ khí dưới 13 giá treo - nhiều hơn số vũ khí của tiêm kích Su-35 của Nga có thể mang theo (chỉ 8 tấn).

So với nhiều loại tiêm kích của Mỹ và Nga, Eurofighter Typhoon thậm chí còn được đánh giá cao hơn, khi nó được chế tạo bằng vật liệu tiên tiến, cho phép máy bay nhẹ hơn, nhưng bền bỉ hơn.

Tuổi thọ khung thân của chiếc Typhoon cho phép nó hoạt động được tới 6000 giờ bay trước khi hết niên hạn.

Không quân Đức bắt đầu nhận những chiếc Eurofighter Typhoon đầu tiên từ năm 2003, thay thế dần cho dàn MiG-29 của Đông Đức trước kia. Tới nay, tổng cộng Đức đang có 141 chiến đấu cơ loại này. Nguồn ảnh: Twitter.

Sức mạnh của chiến đấu cơ Eurofighter Typhoon khiến người Nga phải kính nể. Nguồn: QPVN.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-quan-duc-trinh-dien-voi-di-bo-nhung-khong-co-phi-cong-1509333.html