Không phải S-300PMU-2, đây mới là vũ khí Iran sẽ khiến Mỹ lo lắng

Quân đội Iran vừa qua đã triển khai các thành phần của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-300PMU-2 Favorit tới sát eo biển Hormuz để sẵn sàng phản ứng trước cuộc tấn công của Mỹ.

 Động thái chuyển quân trên của Iran đã khiến giới quan sát kỳ vọng có thể được chứng kiến màn đối đầu nảy lửa giữa tên lửa Tomahawk, tiêm kích tàng hình Mỹ và S-300PMU-2 của Iran.

Động thái chuyển quân trên của Iran đã khiến giới quan sát kỳ vọng có thể được chứng kiến màn đối đầu nảy lửa giữa tên lửa Tomahawk, tiêm kích tàng hình Mỹ và S-300PMU-2 của Iran.

Tuy nhiên kịch bản này rất khó diễn ra, bởi S-300PMU-2 là loại tên lửa chuyên đánh tầm cao, trong khi vũ khí tấn công đường không của Mỹ lại thường hoạt động ở tầm thấp.

Hơn nữa Mỹ cũng rất hiểu tính năng kỹ chiến thuật của S-300, kết hợp với việc nghiên cứu kỹ cách đánh của Israel tại Syria, họ sẽ chẳng bao giờ cho máy bay bay cao để lọt vào tầm bắn của S-300PMU-2.

Trong trường hợp này, S-300PMU-2 của Iran chỉ nên sử dụng vào giai đoạn sau của cuộc không kích để chống lại pháo đài bay B-52 hoạt động ở độ cao lớn mà thôi, còn trong giai đoạn đầu họ nên trông đợi vào thứ vũ khí khác.

Vũ khí này chính là Tor-M1, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp được thiết kế "đặc trị" tên lửa hành trình cũng như máy bay lợi dụng địa hình địa vật xâm nhập trận địa.

Trong biên chế Quân đội Iran hiện có tổng cộng 29 tổ hợp Tor-M1 được Nga cung cấp vào giai đoạn 2006 - 2007 với giá trị hợp đồng ước đạt 700 triệu USD.

Vũ khí này có vai trò và nhiệm vụ gần giống như Pantsir-S1 nhưng tỏ ra ưu việt hơn hẳn ở độ chính xác cũng như khả năng khai hỏa liên tiếp với mật độ cao.

Radar kiểm soát hỏa lực của Tor-M1 có số lượng rãnh đạn nhiều hơn, đồng nghĩa nó điều khiển được số lượng tên lửa cùng lúc lớn hơn so với Pantsir-S1.

Tor-M1 được coi là phương tiện hữu hiệu nhất trong việc chống đòn tập kích bằng tên lửa hành trình được bắn đi với nhịp độ cấp tập hay cả đoàn máy bay chiến đấu của đối phương đồng loạt áp sát.

Tor-M1 sẽ bảo đảm lấp "vùng mù" của S-300 ở các dải độ cao thấp và lại còn bị che mắt bởi hiệu quả của máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler bay kèm các biên đội tác chiến của hải quân và không quân Mỹ.

Do cùng là những tổ hợp phòng không do Nga sản xuất nên các khẩu đội Tor-M1 được cho là có thể kết nối cùng S-300PMU-2 để tạo ra mạng tác chiến thống nhất.

Ngoài nhiệm vụ phối hợp cùng nhau, Tor-M1 còn đảm trách được cả vai trò cận vệ cho S-300PMU-2 tương tự như cách bố trí Pantsir-S1 bên cạnh mà người Nga vẫn thường làm.

Sự kết hợp giữa Tor-M1, S-300PMU-2 cùng một số tổ hợp tên lửa phòng không nội địa khác của Iran hoàn toàn có thể bẻ gãy đợt tấn công đường không của Mỹ.

Do vậy thay vì chỉ điều động S-300PMU-2 ra hướng eo biển Hormuz như hiện nay thì Iran cần nhanh chóng làm điều tương tự với ít nhất là Tor-M1.

Nếu Mỹ quyết định mở cuộc tấn công đường không vào Iran trong thời gian sắp tới thì giới chuyên môn sẽ có dịp kiểm chứng rõ hơn năng lực thực sự của các hệ thống phòng không do Nga sản xuất.

Việt Dũng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-khong-phai-s300pmu2-day-moi-la-vu-khi-iran-se-khien-my-lo-lang/811888.antd